Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật

25/04/2015 07:30 GMT+7

(TNO) Ngay sau khi tiếp quản Trường Sa và tổ chức đóng giữ trên 5 đảo nổi, rất nhiều tàu thuyền của BTL Hải quân đã tham gia nhiều nhiệm vụ bí mật ở các bãi đá trên toàn quần đảo, chuẩn bị cho việc làm chủ và chốt giữ.

(TNO) Ngay sau khi tiếp quản Trường Sa và tổ chức đóng giữ trên 5 đảo nổi, rất nhiều tàu thuyền của BTL Hải quân đã tham gia nhiều nhiệm vụ bí mật ở các bãi đá trên toàn quần đảo, chuẩn bị cho việc làm chủ và chốt giữ.

>> Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’
>> Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh 

Chiến sĩ Lữ đoàn 125 chụp ảnh lưu niệm bên mốc chủ quyền đảo Song Tử Tây, năm 1972, trong chuyến trinh sát đường Hồ Chí Minh trên biển; hình: Tư liệu Lữ 125Chiến sĩ Lữ đoàn 125 chụp ảnh lưu niệm bên mốc chủ quyền đảo Song Tử Tây, năm 1972, trong chuyến trinh sát đường Hồ Chí Minh trên biển - Ảnh tư liệu Lữ 125
“Mình không chốt giữ là nước khác chiếm ngay”
Tháng 3.1978, khu vực Trường Sa thường xuyên xuất hiện máy bay, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm và trinh sát các đảo của ta. Tình hình càng phức tạp tàu thuyền giả dạng đánh cá của Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc, xuất hiện ở khu vực Đá Đông, Phan Vinh, Thuyền Chài…
Đại tá Cao Ánh Đăng, nguyên Lữ đoàn trưởng 146, cho biết: hồi ấy, đã nổ ra chiến tranh biên giới Tây - Nam, khiêu khích vũ trang ở biên giới phía Bắc và khi quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng Hải quân “Phải tập trung khẩn trương mọi nỗ lực cao nhất của toàn Quân chủng vào việc chuẩn bị chiến đấu; sẵn sàng đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành cho được thắng lợi từ trận đầu, bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo của Tổ quốc”, chúng tôi biết thế nào cũng sẽ xảy ra đụng độ trên biển Trường Sa.
Đảo An Bang, tháng 4.1979; hình: Tư liệu Lữ đoàn 146Đảo An Bang, tháng 4.1979 - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Thực tế, ngay từ đầu tháng 3.1978, đã có 4 Đoàn công tác của Lữ đoàn 146 cùng với các tàu vận tải của Đoàn 125, tàu đánh cá của Đoàn 128, Trung đoàn 83 Công binh bí mật ra chốt giữ một số đảo quan trọng khác.
Cụ thể: tối ngày 10.3.1978, Đoàn 1 gồm bộ đội Lữ đoàn 146, Đặc công nước Lữ đoàn 126 do Lữ trưởng Cao Ánh Đăng chỉ huy, từ tàu HQ-601 đã đổ bộ và chốt giữ đảo An Bang; ngày 15.3, Đoàn 2 do Đại tá Ngô Sĩ Ta (khi đó là Chủ nhiệm Chính trị) chỉ huy, cùng lực lượng trên tàu HQ-679 hoàn thành việc đổ bộ và triển khai bảo vệ đảo Sinh Tồn Đông; ngày 30.3.1978, phân đội gồm 31 cán bộ chiến sĩ đi trên tàu HQ-680 của Đoàn 128 hoàn thành đóng giữ đảo Phan Vinh; 4.4.1978, Đoàn 4 do Tham mưu trưởng 146 Nguyễn Trung Cang chốt giữ Trường Sa Đông…
Đảo An Bang, năm 1993Đảo An Bang, năm 1993 - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Đại tá Cao Ánh Đăng cho biết: “Tháng 4.1978, tàu 501 cũng chở 1 phân đội ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa được đảm bảo, đến tháng 5.1978, BTL Hải quân đành cho phân đội rút về đất liền!” và tiếp mạch ký ức: Trước khi ra An Bang, Tư lệnh Giáp Văn Cương nói với ông Đăng: “Trung Quốc nó hăm he chiếm đảo ta từ lâu rồi, nên mình phải chốt giữ nhanh. Tàu Trung Quốc đang rập rình ngoài đấy, nên phải chốt ban đêm. Ban ngày công khai lộ liễu quá, nó lại ào ào ra chiếm thì chết, trong khi tàu bè mình không bì lại với chúng nó!”
Đảo An Bang toàn cảnh năm 1995 - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Y như rằng, đóng giữ đêm hôm trước, sáng hôm sau bộ đội ta đang đào công sự thì tàu chiến đấu của Malaysia mò đến, quay nòng pháo dọa tấn công.
Nắm từng bãi đá
Phải khẳng định rằng: ngay từ những năm Trường Sa còn do lính VNCH đóng giữ, quần đảo này đã trở nên quen thuộc với nhiều cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, cũng qua những chuyến thực hiện nhiệm vụ trinh sát bí mật.
Xe bọc thép K63 được trang bị cho đảo Trường Sa Đông từ những năm 1978-1979,
do thời gian lâu ngày bị hỏng hóc, thải loại và nằm ngay mép nước của đảo; tháng 3.2012
- Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Đại tá Cao Ánh Đăng nhớ lại: “Tháng 3.1978, sau khi chỉ huy bộ đội đóng giữ An Bang, chúng tôi trinh sát xung quanh và phát hiện bãi Thuyền Chài. Thuyền Chài rất thích hợp cho các tàu trọng tải trung bình vào neo đậu khi có sóng to gió lớn bởi giữa bãi san hô của đảo có lòng hồ dài khoảng 10 hải lý, rộng trung bình 1,5 hải lý, độ sâu 3-10 mét và dễ đóng quân nhờ 3 bãi cát nhô lên quanh hồ!” và sang sảng: “Tôi báo cáo về bờ và được yêu cầu nghiên cứu kỹ vị trí. Lúc ấy mới giật mình: Trinh sát của mình chắc đã ra đây nhiều lần và các cụ có phương án lâu rồi!”
Ở bờ cát ven đảo An Bang, vẫn còn xác xe bọc thép K63 hư hỏng, thải loại do trang bị từ năm 1978, hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh: M.T.HỞ bờ cát ven đảo An Bang, vẫn còn xác xe bọc thép K63 hư hỏng, thải loại do trang bị
từ năm 1978, hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh: M.T.H
Không giấu giếm, Đại tá Cao Ánh Đăng thuật: Một thời gian ngắn sau đó, tàu vận tải chở Đoàn công tác có Lữ trưởng Đăng và chuyên gia Liên Xô ra tìm hiểu kỹ về địa hình địa vật Thuyền Chài, chuẩn bị đóng giữ.
Thấy địa hình quá thuận lợi, các chuyên gia còn bảo: “Thủy phi cơ thừa sức hạ cất cánh trong hồ Thuyền Chài. Các đồng chí nên cho đóng quân phía đầu và cuối của đảo để bảo vệ và xây dựng hạ tầng đón máy bay ra!”.
Đảo Phan Vinh, tháng 5.2013 - Ảnh: M.T.HĐảo Phan Vinh, tháng 5.2013 - Ảnh: M.T.H 
Tôi tò mò: “Hồi ấy chuyên gia Liên Xô giúp mình nhiều không?”, khiến vị Đại tá gần 90 tuổi cười sảng khoái: “Những năm mới tiếp quản Trường Sa, bác Giáp Văn Cương (Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân) đã lường đến việc nước ngoài, nhất là Trung Quốc hăm he tấn công các đảo nổi mà bộ đội ta đang chốt giữ, nên tăng cường cho các đảo các loại tăng pháo hỏng hóc bộ phận chuyển động (lốp, bánh xích di chuyển), nhằm tăng cường hỏa lực mạnh cho việc phòng thủ đảo. Chuyên gia Liên Xô được mời ra xem sáng kiến “giữ tốt, dùng bền” của ta và khi về, anh nào cũng đồng ý giúp ta vũ khí!”... (Còn nữa)
Đảo Phan Vinh, tháng 4.2014 - Ảnh: M.T.H
Từ đầu những năm 80, các pông tông đã được sản xuất, sẵn sàng cho việc đóng giữ các đảo chìmTừ đầu những năm 80, các pông tông đã được sản xuất, sẵn sàng cho việc đóng giữ
các đảo chìm

Luồng mới vào Trường Sa Đông 01.2014 - Ảnh: Mai Thanh Hải
...“Năm 1978, trong một thời gian ngắn, cùng với các đơn vị bạn, Trung đoàn đã triển khai chốt giữ 4 đảo mới (An Bang, Hòn Sập, Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông) kịp thời, bí mật, an toàn. Đến tháng 10.1978, cùng với lực lượng công binh của Trung đoàn 83, đã hoàn thành sân bay trực thăng ở Sơn Ca, mở rộng luồng cho cho 3 đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn.
Ngày 29-10-1978 ở đảo Phan Vinh, 7 đồng chí bị trôi 8 ngày liền trên biển (trong đó có Đảo trưởng Bùi Văn Hà), anh em đã bình tĩnh tự tin, động viên lẫn nhau vượt qua mọi sóng to, gió lớn trở về đơn vị an toàn. Tập thể cán bộ chiến sỹ đảo và đồng chí Vũ Văn Hà được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng 3.
(Lịch sử Lữ đoàn 146, BTL Vùng 4 Hải quân)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.