Việc chọn ưu tiên giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm dễ bị lạm dụng

04/11/2015 19:30 GMT+7

(TNO) Tỉ lệ đơn, án thụ lý quá nhiều nên xảy ra tình trạng ưu tiên giải quyết đơn, án giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc chọn ưu tiên sẽ khiến một số cán bộ lạm dụng theo kiểu thích đơn, án nào thì làm trước, còn không thích thì thôi.

(TNO) Tỉ lệ đơn, án thụ lý quá nhiều nên xảy ra tình trạng ưu tiên giải quyết đơn, án giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc chọn ưu tiên sẽ khiến một số cán bộ lạm dụng theo kiểu thích đơn, án nào thì làm trước, còn không thích thì thôi.

Ngày 4.11, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM tổ chức hội thảo kỹ năng giải quyết đơn, án giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tại hội thảo, các đại biểu từng có kinh nghiệm trong công tác thụ lý, xem xét, giải quyết đơn, án đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cho biết vì tyỉ lệ đơn, án thụ lý luôn là con số chục ngàn và dồn dập nên cùng một lúc cán bộ không thể xem xét, giải quyết kịp thời do đó đôi khi buộc phải có sự chọn lọc, ưu tiên.
Ông Phạm Văn An, Phó vụ trưởng Vụ 7 chia sẻ, dù luật không cho phép việc ưu tiên giải quyết đơn, án giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng vì lượng đơn dồn về quá nhiều trong khi nhân sự cán bộ luôn thiếu nên buộc Vụ 7 phải có thứ tự ưu tiên cho đơn kêu oan, đơn sắp hết thời hạn theo luật định, đơn khiếu nại bức xúc vì để kéo dài, các trường hợp vừa có đơn khiếu nại của công dân vừa có công văn đề nghị của viện kiểm sát địa phương.
Tiến sĩ Lê Thành Dương, Vụ trưởng Vụ 9 cho rằng việc chọn ưu tiên như trên sẽ khiến một số cán bộ lạm dụng theo kiểu thích đơn, án nào thì làm trước, còn không thích thì thôi.
Chia sẻ sự lo ngại của TS.Lê Thành Dương, ông Phan Sơn, Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng đề xuất đơn, án đề nghị nên tập trung về một đầu mối là văn phòng để phân loại và các lãnh đạo viện nghiệp vụ thường xuyên theo dõi thông qua hệ thống mạng nội bộ.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.