Lao động ngành kỹ thuật sẽ lên ngôi?

03/01/2017 09:10 GMT+7

Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường lao động VN.

Những lao động tay nghề thấp có nguy cơ bị thay thế bởi các rô bốt, song đây cũng chính là cơ hội cho những người học ngành kỹ thuật.
Báo cáo Công nghệ đang thay đổi việc làm của doanh nghiệp do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố trong tháng 12 cho thấy, ngành học được sinh viên VN lựa chọn nhiều nhất là kinh doanh và thương mại với 41,2% sinh viên nam và 60,6% sinh viên nữ. Tỷ lệ này cao đáng kể so với mức trung bình khu vực ASEAN là 29,5%. Trong khi đó, ngành học kỹ sư chiếm 20,8% và thông tin, truyền thông, công nghệ chỉ chiếm 18,16%.

tin liên quan

Chàng trai 9X bỏ nghề kiến trúc đi làm nail
'Trước đây, mình nghĩ nail là một công việc tầm thường. Bây giờ, mình đã thấy khác. Và trên thế giới có rất nhiều gương mặt tên tuổi trong nghề làm nail là nam...', Trần Văn Tân chia sẻ về quan điểm nghề nghiệp của mình.

Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết đến năm 2016, trong tổng số hơn 54 triệu lao động trong cả nước, chỉ có hơn 11,21 triệu qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ, chiếm 20,6%. Cả nước vẫn còn trên 43 triệu người (chiếm 79,4% tổng số lao động) chưa qua đào tạo. Bà Lan cho biết lao động được đào tạo trong các ngành kỹ thuật - công nghệ chiếm tỷ trọng thấp. “VN đang thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là cho các ngành trọng điểm như cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện... cũng như nhân lực trình độ cao làm việc trong các ngành, các lĩnh vực có tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng cao và bền vững như các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hóa, công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử, năng lượng tái tạo...”, bà Lan nói.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), bày tỏ: “Trong khi xu hướng thế giới đang nghiêng về khối ngành kỹ thuật thì ngành này lại ít được sinh viên V

N lựa chọn. Nhiều bạn trẻ hiện nay thích học về quản trị kinh doanh, thương mại, tài chính, nhưng cái mà chúng ta đang thiếu hơn cả là lao động kỹ thuật trình độ cao, khoa học công nghệ, tin học...”.
Theo ông Lộc, cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Tự động hóa sẽ trở thành làn sóng trong tương lai. Vì vậy, để đón đầu làn sóng mới, cần phải có những chính sách đào tạo tạo ra thế hệ lao động sáng tạo, không chỉ chế tạo ra người máy, điều khiển và tương tác với người máy.
Ông David Lamotte, Phó giám đốc ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết hiện tại VN chưa chứng kiến tác động của công nghệ tại nơi làm việc ở mức độ giống như ở một số nước phát triển hơn trong khu vực ASEAN, nhưng chỉ 5 - 10 năm tới sẽ có sự chuyển dịch vì chi phí công nghệ sẽ giảm trong khi chi phí lao động tăng lên. Ông David Lamotte khuyến cáo, trong bối cảnh này, sự tập trung ưu tiên vào kỹ năng nghề ở lao động VN là điều cần thiết. “VN cần khuyến khích thế hệ trẻ đam mê theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, đặc biệt là nữ giới, bởi phụ nữ dễ bị nguy cơ mất việc hơn nam giới khi tự động hóa trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo”, ông David Lamotte nhấn mạnh.
Dự báo triển vọng về nhân lực cho khối ngành kỹ thuật, ông Nguyễn Chấn Hùng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu điện tử, tin học và tự động hóa (Bộ Công thương), cho biết nhu cầu sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.