Vĩnh biệt người chăn trâu vĩ đại

15/10/2015 13:45 GMT+7

(TNO) Ông Hồ Giáo đã đi vào cõi vĩnh hằng. Ông không theo đạo nào, nhưng nếu có thiên đường, nếu có niết bàn hay cõi tiên thì chắc chắn ông sẽ lên trên đó. Người như ông, không lên đó thì không biết nơi đó dành cho ai.

(TNO) Ông Hồ Giáo đã đi vào cõi vĩnh hằng. Ông không theo đạo nào, nhưng nếu có thiên đường, nếu có niết bàn hay cõi tiên thì chắc chắn ông sẽ lên trên đó. Người như ông, không lên đó thì không biết nơi đó dành cho ai.

Ông Hồ Giáo, người chăn trâu vĩ đại - Ảnh: Trần ĐăngÔng Hồ Giáo, người chăn trâu vĩ đại - Ảnh: Trần Đăng
Hồi nhỏ đọc thơ Tố Hữu tôi ngưỡng mộ anh Hồ Giáo. Sau khi gặp ông, viết bài về ông, tôi càng ngưỡng mộ ông Hồ Giáo hơn. Sự ngưỡng mộ sau không giống như sự ngưỡng mộ trước, nhưng nó khác nhau như thế nào tôi không lý giải được. Thỉnh thoảng tôi cứ nghĩ về ông, nghĩ miên man mà không biết mình nghĩ gì.
Trong kinh sách Thiền tông có "Thập ngưu đồ" (Mười bức tranh con trâu), một tác phẩm vô cùng độc đáo. Dưới mỗi bức tranh có những bài kệ của các thiền sư cao tăng. Đọc "Thập ngưu đồ" ta có thể chiêm nghiệm những điều sâu xa vi diệu của Thiền. Ở Trung Quốc xưa đã có những dòng thiền lấy chính cái chuồng trâu làm Thiền viện, nhiều vị thiền sư từ cái chuồng trâu mà thấy được Phật.
Mỗi lần nghĩ đến ông Hồ Giáo tôi lại đọc "Thập ngưu đồ". Mỗi lần đọc "Thập ngưu đồ" tôi lại nghĩ đến ông Hồ Giáo. Cuộc đời ông gắn với những con trâu. Đến những năm tháng cuối đời, hàng ngày ông vẫn đi về với chúng, cho đến khi không còn lê bước đi được nữa. Ông Hồ Giáo không đọc kinh niệm Phật, và có lẽ cũng không suy tư dằn vặt về lẽ sống chết của cuộc đời. Nhưng tự nhiên tôi nghĩ ông là một vị bồ tát. Tại sao không nhỉ!
Người anh hùng giữa cỏ  - Ảnh: Trần Đăng
Nhiều người đã viết về ông Hồ Giáo, tôi cũng đã viết về ông. Gặp ông Hồ Giáo tôi mới biết ông hoàn toàn không phải là sản phẩm của “công tác tuyên truyền giáo dục”, dù trước đây thông qua công tác này người ta mới biết về ông. Ông là người chăn trâu vĩ đại, nhưng là hình tượng không thể, không nên và không cần phổ cập. Bây giờ ông mất đi rồi, tôi nghiệm lại người như ông chỉ có thi ca may ra có thể mon men đến gần, còn văn xuôi thì không thâm nhập được.
Cuộc đời ông Hồ Giáo trong veo không danh không lợi, không vướng "bụi trần". Ông không coi mình là "đài gương sáng" nên "bụi trần" không thể bám được vào ông.
Phật bảo phá hết chấp thì thành Phật. Còn ông Hồ Giáo thì sống hồn nhiên với những con trâu, ông không cần "phá chấp", ông tự nhiên là không chấp.
Mỗi lần nghĩ đến ông Hồ Giáo tôi thấy bình an.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.