Xem trình diễn pháo đất giữa Thủ đô

08/02/2014 16:49 GMT+7

(TNO) Những quả pháo đất khủng nhất được nặn và biểu diễn tại Bảo tàng dân tộc học (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong sáng nay nặng đến 45 kg.

(TNO) Những quả pháo đất khủng nhất được nặn và biểu diễn tại Bảo tàng dân tộc học (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong sáng nay 8.2 nặng đến 45 kg.

>> Tưng bừng pháo hoa chào mừng năm mới Giáp Ngọ
>> Rực rỡ pháo hoa đón Xuân Giáp Ngọ trên bầu trời Hà Nội
>> Hà Nội hoàn tất công tác chuẩn bị bắn pháo hoa, chờ giờ G khai hỏa
>> Hà Nội rộ lên dịch vụ bán vé, đặt chỗ xem pháo hoa
>> Xác pháo đỏ đường Hà Nam, Nam Định

Các nghệ nhân đến từ làng pháo đất nổi tiếng xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã trình diễn tất cả các công đoạn từ chọn đất, nhào đất đến các bước làm ra một quả pháo đất. Quả nặng nhất lên tới 45 kg.

Đất để làm pháo là đất sét mềm, có màu gan gà, không lẫn tạp chất như sỏi, đá, rác, mùn. Sau đó phải dùng vồ giã hoặc dậm chân như làm gạch ngói, rồi đánh thành đống và dùng kéo tước lại đất.

Ông Vũ Tuấn Ngọc, nghệ nhân làm pháo đất xã Việt Tiến, Vĩnh Bảo cho biết để làm được quả pháo đất thành công đòi hỏi nhiều yếu tố, kỹ thuật, chất đất.

Hội pháo của Vĩnh Bảo trước đây thường kéo dài từ trung tuần tháng 8 đến tháng 2 âm lịch. Đối với trẻ em thì đây là trò chơi quanh năm nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.

pháo đất khủng ở Hà Nội

pháo đất khủng ở Hà Nội 
Nặn pháo đất
pháo đất khủng ở Hà Nội

pháo đất khủng ở Hà Nội
Lên pháo đất khủng
pháo đất khủng ở Hà Nội
Pháo nổ trước sự reo hò phấn khởi của du khách
pháo đất khủng ở Hà Nội
Ngày hội cũng cho du khách được thử làm pháo đất cỡ nhỏ
pháo đất khủng ở Hà Nội
Một nghệ nhân gieo pháo

Trò chơi pháo đất có lịch sử lâu đời. Về nguồn gốc của trò chơi này, có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có truyền thuyết lưu truyền rằng pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn ngăn lũ ở đồng bằng Bắc Bộ.

Truyền thuyết khác kể vào năm 1288, trong khi đi đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy ở khúc sông Hóa chảy qua đây, nhân dân quanh vùng đã dùng đất khô ném xuống chỗ voi đứng để cứu voi. Lúc đó họ bỗng nghe thấy những tiếng nổ ròn tan, rất lạ và vui tai. Từ đó, các làng thi nhau tổ chức trò chơi pháo đất hằng năm để nhớ lại những ngày cả nước cùng góp sức đánh giặc.

 

Bài, ảnh: Phan Hậu - Thúy Hằng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.