Thú chơi mô tô tại Việt Nam - Kỳ 2: Biker hay quái xế?

10/03/2015 06:35 GMT+7

Biker là tên gọi chung về người đam mê xe gắn máy nhưng trong thế giới này tồn tại không ít những người khiến ranh giới giữa “biker” và “quái xế” đôi lúc rất mong manh.

Biker là tên gọi chung về người đam mê xe gắn máy nhưng trong thế giới này tồn tại không ít những người khiến ranh giới giữa “biker” và “quái xế” đôi lúc rất mong manh.

>> Thú chơi mô tô tại Việt Nam - Kỳ 1: Đam mê cần có giới hạn
>> Đã 'sinh' Ducati Multistrada 1200 sao còn 'sinh' BMW R 1200 GS
>> Kinh nghiệm lái mô tô của Johnny Trí Nguyễn: ‘Dưới cứng, trên mềm’

Biker, họ là ai?

Người ta thường nhắc nhiều đến từ “biker” khi gọi tên những người yêu thích chiếc xe hai bánh như “người tình” nhưng ít ai có một định nghĩa đúng về nó. Chỉ biết rằng, giới chơi xe ngầm hiểu một biker thực sự là người sống để lái xe. Họ không coi chiếc xe hai bánh là phương tiện mà như một người bạn để chinh phục, để giải bày. Họ sống phóng khoáng nhưng vẫn ngầm tuân thủ hàng loạt quy tắc để đảm bảo thú chơi lành mạnh, an toàn.


Biker - họ tự do nhưng có quy tắc

Biker - họ sống theo chủ nghĩa xê dịch, đam mê những chuyến đi, lấy sự tự do làm mục đích, lấy kiến thức thu được làm niềm vui. Họ thưởng thức những hành trình, tận hưởng quá trình lái xe chứ không lấy điểm đến làm thành tích. Họ thường khoe lên mạng xã hội những trải nghiệm, khám phá trong những chuyến đi thay vì liệt kê những nơi đã đến.

Những cung đường khó, thời tiết mưa nắng, gió bụi không hề khiến biker nản lòng mà thay vào đó là sự phấn khích. Thích chinh phục mạo hiểm nhưng không bao giờ liều lĩnh, những biker thực sự luôn mặc trang phục bảo hộ cẩn thận trước khi ngồi lên xế yêu và tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông. Họ hiểu rằng những phút bốc đồng sau tay lái có thể đặt tính mạng bản thân và người khác trong nguy hiểm. Và tất nhiên, biker là những người luôn nhiệt tình, sẵn sàng trợ giúp những bạn đường gặp sự cố cần giúp đỡ.

Có thể nói, biker thực thụ là những người hiểu và tuân thủ rất tốt về mặt kỹ thuật lái xe từ di chuyển trong phố cho tới đường trường. Họ làm chủ chiếc xe từ tư thế ngồi, kỹ thuật phanh, vào số, đến các thao tác khi vào cua… Họ cũng không lấy sự hiểu biết, chiếc xe làm đẳng cấp, trong thế giới của biker chỉ có đam mê, chia sẻ, không có chỗ cho sự “lườm nguýt”, phân biệt xế “cỏ” hay xế “hàng hiệu”.


Luôn chạy đúng luật, yêu xe như người tình

Có thể nói, thật khó để định nghĩa thế nào là một biker chân chính và không hẳn là một người sở hữu chiếc xe phân khối lớn đã được công nhận trong thế giới này. Nó phụ thuộc vào hành xử, cách chơi của mỗi người. Đôi khi, một người đam mê chiếc xe hai bánh bình thường cũng có thể trở thành một biker mà không cần phải sở hữu một chiếc xe phân khối lớn (PKL) đắt tiền nhiều mã lực.

Biker không phải “tổ lái”

Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người hiện nay có định kiến xấu về các “biker”. Những hình ảnh xấu xí ngay trên phố đông đúc như lạng lách, đánh võng ở tốc độ cao, chạy sai làn, lấn làn đường và nẹt pô ầm ĩ đã nhận được nhiều ánh nhìn không mấy thiện cảm. Trong đó, cũng có không ít những sự cố liên quan đến cách chạy ẩu của những “tay chơi” PKL. Hình ảnh về biker càng thêm tồi tệ khi một số phương tiện truyền thông quá lạm dụng cụm từ này trong việc giật tít câu view.


Thói quen chạy xe bốc đồng của một số “tay chơi” khiến nhiều người hiểu sai về một biker

Những tay chơi PKL kiểu này thường bị gọi là “tổ lái” hay gay gắt hơn là “giặc lái”. Họ thích phô diễn kỹ năng lái xe hay sức mạnh động cơ giữa chốn đông người. Có thể chỉ đơn giản là cố ý nẹt pô hay lạng lách đánh võng qua đầu ô tô nhưng tất cả hành động này đều mong muốn được mọi người “nhìn bằng con mắt khác”.

Họ cũng có những hội nhóm chơi xe nhưng thường tổ chức họp mặt tiệc tùng hay chạy xe tốc độ cao. Đối với tiêu chí chọn xe, họ chú trọng ở hình thức, mức giá và thương hiệu hơn là cách chơi, cách chăm sóc xế yêu. Đa phần hành động này rơi vào các tay lái trẻ, những người mới chạy xe PKL hoặc đam mê theo phong trào.

Có thể nói, chính những tay lái thích phô trương, ưa tốc độ đã phần nào làm xấu đi hình ảnh của một biker chân chính trước nhiều người. Những tay lái này có thể là bất kỳ ai trong giới chơi xe phân khối lớn và họ đã vô tình làm mất đi hình ảnh đẹp mà nhiều biker chân chính đã cố gắng xây dựng.


Chiếc xe PKL chỉ là "cái áo", bản chất và cách thể hiện của người lái mới làm lên một biker thực thụ

Nói đi cũng phải nói lại, việc chạy xe PKL đôi lúc ham vui vít ga “hết tốc” cho thỏa cái cảm giác gió cuốn vào mặt, tự do tự tại, giới chơi xe PKL ai cũng từng thực hiện. Nhưng chạy đua tốc độ cao ở đường dân sinh, khu vực đông dân cư, người xe qua lại đã vô tình khiến cộng đồng này không được chào đón và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sự an toàn của chính bản thân và người khác. Một biker thực sự sẽ biết nên thể hiện ở đâu, hoàn cảnh nào và chuẩn bị ra sao.

Cuối bài viết tác giả xin mượn lời của một biker tâm huyết: “Cái xe không làm nên một biker, quan trọng là con người, họ chơi xe như thế nào? Ứng xử với mọi người ra sao khi ngồi lên xe mới là quan trọng. Nó là văn hóa, văn hóa của một lái xe nói chung và một biker nói riêng”.

Phong Trần - Thái Nguyễn

>> Nghẹt thở với màn trình diễn mô tô tại Motul Stunt Fest 2015
>> Đã mắt với màn trình diễn mô tô mạo hiểm tại Đồng Nai
>> Dàn mô tô tiền tỉ Harley-Davidson dạo phố Sài Gòn
>> ‘Vũ điệu' mô tô mạo hiểm gây 'nghẹt thở' tại Sài Gòn
>> Mô tô ‘họp mặt’ đầu năm tại Sài Gòn
>> Đoàn mô tô "khủng" gây hiếu kỳ
>> Benelli BN600i: Khuấy đảo phân khúc tầm trung
>> Cầm cương 'chiến mã' Sportbike KTM RC 390
>> Benelli BN302: chiếc nakedbike rẻ mà chất
>> Ghìm cương ‘mãnh thú’ Ducati Hyperstrada 2014
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.