Thua thiệt vì thiếu công nghệ chế biến

30/12/2014 05:09 GMT+7

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tiếp thị quảng bá nông sản VN ra thế giới, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), nhận định: “Chưa có ngành công nghiệp chế biến đủ mạnh và đa dạng để nâng giá trị sản phẩm thì nông sản VN còn thiệt đơn thiệt kép trên thị trường quốc tế và lãng phí nguồn nguyên liệu, đáng lẽ có thể chuyển thành hàng hóa ngay trên quê nhà”.

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tiếp thị quảng bá nông sản VN ra thế giới, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), nhận định: “Chưa có ngành công nghiệp chế biến đủ mạnh và đa dạng để nâng giá trị sản phẩm thì nông sản VN còn thiệt đơn thiệt kép trên thị trường quốc tế và lãng phí nguồn nguyên liệu, đáng lẽ có thể chuyển thành hàng hóa ngay trên quê nhà”.

Thua thiệt vì thiếu công nghệ chế biến
VN còn quá ít sản phẩm nông nghiệp được chế biến sâu - Ảnh: Q.Thuần
Ví dụ ở ngành hàng gia vị, tỏi bán trong nước có giá trên dưới 100.000 đồng/kg, tương đương khoảng 5 USD. Nhưng cũng là loại tỏi ấy, nếu được chế biến lên men để thành tỏi đen theo công nghệ của Nhật Bản thì giá bán lên tới 135 USD/kg. Hay mặt hàng ngô bao tử, nhiều doanh nghiệp (DN) không có công nghệ chế biến đóng gói nên chủ yếu xuất khẩu theo kiểu đóng bao. Khi qua nước ngoài, sản phẩm được đóng gói, bán với thương hiệu của nước khác.
Chỉ lo làm chuyện dễ
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas), trăn trở: “VN xuất khẩu nhân điều mỗi năm hàng trăm ngàn tấn, nhưng tỷ lệ chế biến sâu để tiêu thụ nội địa chỉ có 5%. Đó là do lâu nay các DN VN trong thời gian dài chỉ phát triển về lượng, chỉ tập trung các công đoạn đơn giản dễ làm, không chú trọng phát triển công nghệ chế biến để đa dạng sản phẩm”.
10 sản phẩm từ trái thanh long
TS Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn VN, nhận định: “Tôi đi các nước thấy họ tận dụng rất tốt các loại nông sản để chế biến ra rất nhiều sản phẩm. Điển hình như trái thanh long của VN được Chile nhập về và chế biến ra hơn 10 sản phẩm. Hoa thanh long họ dùng để xào ăn, đọt thanh long dùng thay trà, dây thanh long họ làm dưa chua... Ở Thái Lan thì các loại trái cây có thể chế biến nhiều loại bánh kẹo, mứt khác nhau. Chính vì chúng ta có quá ít sản phẩm chế biến, gia tăng giá trị nên thường xuyên phải chịu cảnh được mùa - rớt giá”.
Ông Lê Văn Ánh, Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu rau quả 1 Hà Nội, nhận định đổi mới và phát triển công nghệ chế biến không chỉ dựa vào cơ chế, chính sách ưu đãi, kêu gọi DN đầu tư mà cần lực lượng cầm cương để chỉ huy tổng thể, lựa chọn lĩnh vực tập trung. Bởi công nghệ chế biến cần tính đến những giải pháp lâu dài. Cụ thể, nông sản phải được bảo quản, dự trữ ra sao để giữ được chất lượng, giảm sức ép tiêu thụ trong mùa vụ thu hoạch, rối loạn thị trường như từng diễn ra ở quả vải, cà chua... và nhiều nông sản của VN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.