Úc là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ từ nhiều giai đoạn lịch sử đến nay và gần như luôn theo bóng Mỹ trong tất cả những cuộc chiến tranh mà Washington tiến hành ở nước ngoài. Điều đó đã trở thành một dạng truyền thống lịch sử của nước này. Cho nên không có gì khó hiểu khi Úc tham gia liên minh chống IS mà Mỹ vận động thành lập.
Suy tính lợi ích của Úc ở lần tham chiến này còn thực dụng hơn rất nhiều. Điều khiến Canberra lo ngại không phải là an nguy của chính quyền ở Iraq mà là sự hồi hương thầm lặng của những người Úc sau một thời gian tham gia IS. Tiêu diệt IS đối với Úc đồng nghĩa với việc ngăn ngừa nguy cơ an ninh ở trong nước.
Vì mục đích này mà Úc đã đưa máy bay quân sự và binh lính trở lại vùng Vịnh. Nhưng bên cạnh đó còn có một chuyện rất đáng được chú ý là chính phủ Úc viện dẫn lý do chống khủng bố để xiết chặt luật lệ về an ninh ở trong nước, trừng phạt rất nặng những công dân tham gia IS và cấm báo chí đưa tin về hoạt động của các cơ quan tình báo và an ninh. Khuấy động chuyện an ninh như thế nhằm làm lu mờ ấn tượng chính phủ đang lạm dụng việc đảm bảo an ninh để trì hoãn tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp thiết của đất nước. Tham chiến muộn nhưng lại được lợi nhiều chứ đâu có ít.
La Phù
>> Học giả Hồi giáo gửi thư lên án tội ác của IS
>> Phiến quân Hồi giáo Philippines dọa hành quyết con tin Đức
>> Hồi giáo cực đoan Na Uy âm mưu chặt đầu một gia đình bất kỳ
Bình luận (0)