Dịch: Mê Linh
Suno sẽ không sản xuất bộ sưu tập mùa xuân hè năm 2017, nhà thiết kế Max Osterweis tiết lộ với website Business of Fashion. Ông Osterweis và cộng sự thiết kế của ông, Erin Beatty, đã nhận được nhiều bài phê bình tích cực tại phần trình diễn thuộc Tuần lễ thời trang New York vào tháng 9 vừa qua. Cả ông cũng như bà Beatty không đưa ra bất cứ bình luận nào thêm.
Thông tin dấy lên các câu hỏi về khả năng tồn tại của những doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng kết hợp nhiệm vụ có trách nhiệm xã hội với thời trang.
Các nhà thiết kế Suno: Erin Beatty và Max Osterweis
Được ủng hộ nhưng vẫn thất bại
Được sáng lập vào năm 2008 bởi ông Osterweis, nhãn hàng, ngay từ đầu, đã cam kết với các hoạt động như đào tạo những thợ may ở Kenya, làm bộ sưu tập đầu tiên lấy cảm hứng từ các bộ trang phục kanga Đông Phi và làm việc với các nhà máy có quy mô nhỏ ở Ý, Romania và Hàn Quốc. Nhãn hàng mở rộng sau khi thuê bà Beatty, người trước đây làm giám đốc sáng tạo tại nhãn hàng thời trang Tory Burch và làm giám đốc sản phẩm ở nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện Mỹ Gap Inc.
Theo năm tháng, Suno, đã được hơn 70 nhà bán lẻ lấy hàng bao gồm nhà bán lẻ thời trang xa xỉ trực tuyến net-a-porter và trung tâm thương mại hàng xa xỉ Mỹ Neiman Marcus, thu hút sự ủng hộ của những người nổi tiếng (Michelle Obama, Beyoncé, Taylor Swift và Michelle Williams đều là người hâm mộ) và những ông lớn trong ngành công nghiệp. Năm 2013, Suno thắng giải CFDA Swarovski Award dành cho lĩnh vực thời trang nữ do Hội đồng các nhà thiết kế thời trang của Mỹ tổ chức, và năm 2014, Suno lọt vào vòng chung kết của giải LVMH Young Fashion Designers Prize – giải thưởng dành cho các nhà thiết kế trẻ do Tập đoàn LVMH khởi xướng.Nhưng điều gì khiến cho Suno quyến rũ đối với một số người cũng có thể bị sụp đổ.“Sản phẩm đẹp, nhưng rất đặc trưng”, Gary Wassner, giám đốc điều hành Công ty tài chính Hilldun, đơn vị giới thiệu các gói vay và tín dụng cho các nhà thiết kế, và đã hỗ trợ về mặt tài chính cho bà Beatty cũng như ông Osterweis trong một thời gian dài, tâm sự. “Tôi không chắc một nhà đầu tư triển vọng nghĩa là bất cứ ai có thể nhìn thấy cơ hội để biến nó thành một thương hiệu có tầm cỡ. Suno được sản xuất ở châu Phi, Suno thân thiện với môi trường, họ bám chặt vào niềm tin của họ, và điều đó làm hạn chế khả năng cạnh tranh về mặt giá cả phù hợp và quy mô”.
Nhãn hàng thất bại do một trong những cộng sự muốn rời bỏ, và người khác thì phải đánh vật để tìm người thay thế, ông Wassner, người có khách hàng là Alexander Wang và Marc Jacobs, trải lòng. Người đại diện phát ngôn cho Suno không lên tiếng khẳng định mà cũng không chối bỏ đó là vấn đề.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ, thân thiện với môi trường không mang nợ, ông Wassner tuyên bố. Nhưng đối với họ, để thành công, người ở vị trí chỉ huy cần phải có mục đích cụ thể. “Họ không có cảm hứng khi là một thương hiệu trị giá 50 triệu USD”, ông chia sẻ. “Và trong mỗi một trường hợp đó, có 2 hoặc 1 cộng sự, nhưng không ai muốn rời bỏ. Họ hạnh phúc khi có mặt ở đó, vì thế không có chuyện gián đoạn trong quá trình làm ăn của họ”.
Elisa Niemtzow, giám đốc phụ trách lĩnh vực người tiêu dùng tại BSR, tổ chức phi lợi nhuận làm việc với các công ty như Nike, Levi’s, Kering và H&M về các phương pháp thân thiện với môi trường, trình bày việc đóng cửa của Suno không thể nhìn nhận là sự thất bại đối với các thương hiệu có trách nhiệm xã hội.
“Nếu như bạn nhìn thương hiệu như Stella McCartney, đó là thương hiệu với sự tăng trưởng 2 con số”, bà nhận xét. “50% bộ sưu tập của Stella McCartney là thân thiện với môi trường”.
Đâu là tiêu chuẩn?
Không có một tiêu chuẩn cho toàn bộ ngành công nghiệp về sự thân thiện với môi trường và trách nhiệm xã hội, bà Niemtzow khẳng định. Nhiều công ty tự đặt mục tiêu cho mình.Một số công ty chọn lựa làm việc với các nhà máy nơi công nhân được trả lương khá tốt và điều kiện làm việc an toàn. Những công ty khác tập trung vào việc phát triển các chất liệu ít cần đến nước hoặc năng lượng để sản xuất. Tổ chức phi lợi nhuận Better Cotton Initiative, ví dụ, tập hợp hơn 50 nhà bán lẻ và hơn 700 nhà thầu cung ứng làm việc để thiết lập các tiêu chuẩn môi trường và xã hội cao hơn trong chuyện sản xuất cotton. H&M và Levi’s làm việc với tổ chức I:CO nhằm thu thập, tái sử dụng và tái chế quần áo.
Công ty thời trang Mỹ Patagonia giới thiệu đến các khách hàng cơ hội mua quần áo tái chế của họ nhằm tránh đồ thải quá mức.
Reformation, một thương hiệu cửa hàng quần áo, thu thập thông tin có tác động đến môi trường của mỗi một bộ quần áo và chia sẻ những phát hiện này cho những khách hàng tiềm năng thông qua website của nó. Nhưng bà Niemtzow thừa nhận thời trang thân thiện với môi trường và cái gọi là các cách làm đạo đức không hề rẻ.
“Chúng tôi nghe các thương hiệu kể việc chọn lựa làm thời trang thân thiết với môi trường có thể sẽ đắt đỏ hơn”, bà bộc bạch. “Đôi khi, thương hiệu cần chọn lợi nhuận thấp hơn trên các sản phẩm”.Bà cũng nêu ví dụ về việc sử dụng giả da của nhà thiết kế Stella McCartney. “Đó thật sự là một chọn lựa tốn kém hơn”, bà tuyên bố. Nhưng bà tranh luận nó có thể mang lại kết quả về lâu dài. “Bạn sẽ có quyết tâm tốt, và thu hút được người ủng hộ”, bà giải thích.Steve Swartz, người làm việc tại Công ty tư vấn McKinsey & Company, cũng nêu quan điểm tương tự như thế trong một lá thư điện tử. “Thời trang thân thiện với môi trường và/hoặc thời trang có đạo đức là một hành động cân bằng giữa khả năng tính một mức giá cao và tài chuyên môn kỹ thuật mà không tác động một cách bất lợi đến lợi nhuận của sản phẩm”, ông viết.
Khó tìm kiếm nhà đầu tư |
Không rõ liệu Suno có cảm thấy điều đó cân bằng không. Thật là khó cho Suno để đạt được kinh phí bổ sung khi nó làm kinh doanh trong gần 1 thập kỷ và giữ cho sản lượng ổn định nhưng thấp, ông Gary Wassner, giám đốc điều hành Công ty tài chính Hilldun, nói. “Họ có quan điểm rõ ràng, chính xác đâu là điều mà bạn tìm kiếm ở một nhà đầu tư”, ông kể. Nhưng nó vẫn còn quá chuyên môn hóa, “thật không dễ dàng để thu hút một nhà đầu tư”, ông cho hay. |