Thưởng thức và chia sẻ: Chê

Tôi có anh bạn thích chê bai, ngay cả khi anh ta chưa chắc đã tốt hơn trong vấn đề anh vừa chê người khác.

Tôi có anh bạn thích chê bai, ngay cả khi anh ta chưa chắc đã tốt hơn trong vấn đề anh vừa chê người khác.

Nếu ai đó khen một người nào đó có năng lực, anh ta sẽ lập tức bảo: "Thằng đấy thì tài cán gì, chẳng qua thân với sếp nên mới được cất nhắc!".
Hoặc có người vừa bảo con mình đạt thứ hạng cao trong lớp là anh ta sẽ "chỉnh" ngay: "Nhiêu đó thì bõ bèn gì, con tôi tháng nào chả đứng đầu lớp"... Cứ thế, lâu dần, tôi chợt nhận ra chê bai người khác là một thói quen chứ không hẳn tính anh ấy xấu.
Nhưng thói quen chê bai của anh chỉ đem lại ác cảm ở người khác khi việc chê bai đó không có tác dụng góp ý, xây dựng tích cực mà chỉ nhằm mục đích nâng mình lên.
Với thái độ chân thành, khách quan, những lời góp ý, phê bình đúng lúc và phù hợp sẽ giúp người nghe nhận ra khiếm khuyết của mình để sửa chữa. Ngược lại, những lời chê bai dễ trở thành sự chỉ trích, dè bỉu mà tác dụng tiêu cực là khiến mối quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi.
Chê sao để người ta không tự ái, không cảm thấy bị tổn thương hay mất lòng cũng cần có nghệ thuật để tránh cho người bị chê cảm giác "bị dìm hàng". Chưa kể, việc chê bai ai đó thường chủ quan và mang lại tác dụng ngược, không chỉ cho thấy sự thiếu tự tin ở bản thân nhưng lại ra vẻ tự tôn thái quá, mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
Hãy hào phóng lời khen nhưng chê thì tiết chế lại, bởi cách chê có khi cũng cần phải học.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.