• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tiền nào tiền của đôi ta?

30/06/2016 09:11 GMT+7

Điều hiển nhiên - phụ nữ là người “tay hòm chìa khóa” - trong mỗi gia đình đang thay đổi. Ở những gia đình trẻ năng động, cả hai vợ chồng đều có ông việc riêng thì gần như mỗi người đều có tài khoản riêng, ngân sách riêng. Rất nhiều cặp đôi từ khi tìm hiểu đã bàn bạc trước về khoản đóng góp xây dựng gia đình khi họ về chung một mái nh à.

Bài: Kim Ngọc

 

Chung giường không chung tiền

Vừa kỷ niệm 5 năm sống chung cùng nhau, chị Hòa Phú, H.Nhà Bè, TP.HCM khoe với cô bạn thân đã để dành được nửa căn nhà rồi. Mới tháng trước,  chồng chị lái một chiếc xe hơi cũ về nhà và bảo chị góp tiền chung để trả. Chị bảo: “Còn lâu nhé! Vài chục thì còn được chứ vài trăm thì tự kiếm tiền mà mua”. Anh chị đều là những 8X trẻ, giỏi và năng động. Hai năm chung sống trước khi cưới, anh chị đã quen với cách  phân chia rạch ròi chuyện tiền  bạc: anh trả tiền thuê nhà, em đi chợ. Đến khi kết hôn, anh chị vẫn chọn cách tách bạch giữa tiền bạc và tình cảm. “Những  việc lớn như mua nhà, trả  góp tiền nhà mỗi tháng, mua sắm tivi, tủ lạnh... thì chồng chi; việc nhỏ trong gia đình thì vợ chi. Những lúc đi ăn chung, có khi anh trả, lúc thì em trả.  Tất nhiên anh ấy cũng đưa cho vợ một khoản cố định hàng tháng. Tuy nhiên, nếu hỏi lương chồng bao nhiêu thì chị không biết  đâu!”, chị Phú chia sẻ.

 

chi-tieu-cho-doi-vo-chong-tre-1

 

Vợ chồng Hương Giang, Q. Tân Bình, TP.HCM cũng khá thẳng thắn trong chuyện tiền bạc. Chồng làm việc cho một công ty dịch vụ du lịch lớn và còn  làm thêm cho vài khách sạn khác. Vì thế thu nhập mỗi tháng  của chồng Giang thường xuyên thay đổi, Giang không nắm được nên cũng chẳng biết  đâu mà “đòi” quản lý. Giang tâm sự: “Lúc chưa cưới hai đứa cũng thỏa thuận vợ sẽ giữ tiền, mẹ cũng dặn  tôi phải quản lý tiền của chồng. Nhưng về  sống  chung rồi mới thấy phức tạp. Chồng làm ra tiền nhiều nhưng cũng tiêu xài nhiều, hay đi tiếp khách hay ứng tiền ra đặt phòng cho khách... Thành ra cuối cùng, mỗi tháng chồng chỉ đưa cho tôi cố định một khoản. Còn lại anh ấy tự chi tiêu và... để dành làm vốn riêng”. Thoải mái, tự do là cảm giác của Hương Giang và chị Hòa Phú.

Tất nhiên không kể đến những nỗi lo sâu xa của phụ nữ như chuyện chồng biếu ông bà nội bao nhiêu trong chuyến công tác vừa rồi hay liệu  tiền của  hồng có “rót” vào túi của một cô nàng nào khác? 

 

o-WALLET-facebook3

 

"Buộc" chồng bằng cách nào?

Đối với các vị phụ huynh lớn tuổi, đặc biệt là  mẹ vợ thì chuyện  con rể có quỹ riêng khó có thể được chấp nhận. Tuy vậy, thực tế trong gia  đình con cái thì bà mẹ cũng khó lòng can thiệp. Các bà sẽ tư vấn cho con gái  giữ” chồng theo những cách khác: 

 

Độc lập về kinh tế

Dù con nhỏ 1, 2 hay 3 đứa  thì người vợ vẫn phải đi làm để có thu nhập.  Tiền lương hàng tháng  có thể không cao nhưng ít nhất phải đủ cho những chi tiêu cá nhân của  người vợ. Bên cạnh đó, vai trò xã hội của người phụ nữ đi làm cũng đem đến  cho chị em sự tự tin và thoải mái trong mối quan hệ với gia đình bên chồng. Có kế hoạch tài chính. Khi được chồng cung cấp một số tiền cố định hàng  tháng, người vợ cần chi tiêu hợp lý và luôn có một khoản dư ra đề phòng những trường hợp bất ngờ. Nếu có thể cất riêng thu nhập của mình, người vợ  cũng không nên “vung tay quá trán” mà nên nghĩ đến những mục tiêu lâu dài. 

 

Quanlyctieu2

  

Đừng cố “bòn” thêm

Có thể sẽ có lúc, người vợ cảm thấy “bị cắm sừng”  khi số tiền mà chồng đưa về mỗi tháng có vẻ ít hơn rất nhiều so với thu nhập thực của anh ấy. Đừng cằn nhằn, so sánh hay dò xét những khoản tiền  anh ấy đang có. Nếu chi phí gia đình tăng lên bởi các khoản chi hợp lý thì bạn nên thẳng thắn trao đổi cùng chồng. Người chồng tốt sẽ hiểu rằng khi  con cái càng lớn thì các chi phí cho gia đình cũng sẽ tăng theo. Bạn đừng bao giờ tự mình “vật lộn” với các khoản tài chính bị thiếu mà không cho anh  ấy biết nhé. 

  

save-money

 

Có tài khoản tiết kiệm chung

Đây là một cách để bạn có thêm niềm tin vào sự bền vững của gia đình cũng như yên tâm về an toàn tài  chính của gia đình. Mỗi tháng, vợ và chồng có thể đóng góp theo tỉ lệ phần trăm thu nhập của mỗi người. Tài sản chung này cũng là một kiểu “bảo hiểm” mà gia đình bạn nên có để dùng khi gia đình gặp những trục trặc bất ngờ xảy đến. 

Tự tin, đảm đang và biết chăm sóc bản thân

Khi có được  tất cả những điều này, người phụ nữ không bao giờ phải lo “giữ” chồng. Người chồng tốt thực ra không giữ tiền để tiêu xài riêng cho  bản thân mà chỉ  đơn giản muốn có sự chủ động trong công việc. Vì thế, người vợ hãy cứ vui vẻ, yêu thương và chăm sóc gia đình theo cách tốt nhất, để gia đình luôn là  tổ ấm” cho người đàn ông trở về sau mỗi ngày làm việc.

 

Khóa học quản lý tài chính
Hiện nay có khá nhiều khóa học quản  lý tài chính cá nhân dành cho phụ nữ. Trong chương trình “Những điều cần biết trước khi kết hôn” do Nhà văn  hóa Phụ Nữ TP.HCM tổ chức có riêng một nội dung lớn nói về quản lý tài chính gia đình. Các cặp đôi trẻ có thể cùng nhau đăng ký học. Để dễ dàng  hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân và gia đình, chị em có thể tìm và tải về các ứng dụng quản lý chi tiêu miễn phí trên các kho ứng dụng CH Play hay Google Play
Top
Top