TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, cho biết tàu cổ đắm được phát hiện hôm 19.8 vừa qua là con tàu cổ thứ 4 tìm thấy tại vùng biển này từ năm 1999 đến nay. Cũng theo TS Khôi, ngày xưa eo biển thuộc thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu) được gọi là “vũng tàu”, có nghĩa là vũng neo đậu tàu thuyền.
|
Trong quá trình giao thương trên biển, thuyền buồm của các nhà buôn ghé lại để neo đậu song không may bị nạn. Chính vì thế, trong lòng biển ở khu vực này được xem là nơi vùi lấp những con tàu cổ, là “kho” cổ vật vô cùng quý giá của nhân loại.
“Sở dĩ Quảng Ngãi có tên trong con đường tơ lụa trên biển là vì ngày xưa các thuyền buôn ngoài việc tính toán đi theo hướng gió, chiều sóng, còn phải tính lượng nước ngọt tích trữ đủ dùng cho một chặng đường. Vì thế, khi đến vùng biển Bình Châu, nhiều thuyền buôn ghé vào tiếp nguồn nước ngọt để tiếp tục cuộc hành trình”, TS Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á - lý giải.
TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cũng đưa ra nhận định ở khu vực vùng biển Bình Châu còn rất nhiều tàu cổ đắm có quốc tịch, hàng hóa, niên đại khác nhau chưa được phát hiện khai quật, trục vớt. “Việc mở rộng khảo sát, tìm kiếm tàu cổ đắm ở vùng biển này là vấn đề cấp thiết, cần sớm triển khai nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nước, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu cổ vật, tàu cổ trong nước và thế giới”, TS Cường đề nghị.
Hiển Cừ
>> Khẩn trương khai quật tàu cổ đắm
>> Phát hiện tàu cổ đắm thứ 4 tại Quảng Ngãi
>> Dùng lưới sắt bảo vệ tàu cổ đắm
>> Phát hiện thêm tàu cổ đắm
>> Tranh giành, lặn tìm cổ vật trên tàu cổ đắm ở Quảng Ngãi
>> Bình Châu lại phát hiện xác tàu cổ đắm
>> Tiếp tục tìm kiếm tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu
>> Hai phương án bảo tồn vỏ tàu cổ đắm
Bình luận (0)