Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 2.11.2020

01/11/2020 22:01 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 2.11.2020 đăt vấn đề về lương hiệu trưởng đại học khi dư luận quan tâm về mức lương quá cao của hiệu trưởng một trường tự chủ tài chính .

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 2.11.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn kể lại những câu chuyện mà học sinh ở các lớp đầu cấp gặp phải khi thay đổi cách học, môi trường từ bậc học thấp lên cao. Câu chuyện về việc treo thưởng để yêu cầu con học tốt.

Lương hiệu trưởng trường đại học bao nhiêu là vừa?

Dư luận đang xôn xao về mức lương hiệu trưởng một trường ĐH công lập tự chủ tài chính lên đến hơn năm trăm triệu đồng/tháng. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam đang được trả mức lương như thế nào?
Hiện nay ở hệ thống các trường đại học công lập có các trường  công lập tự chủ tài chính như Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM… Mức lương hiệu trưởng các trường tự chủ được tính ra sao? Ở các trường tư thục, lương hiệu trưởng được trả căn cứ vào những yêu cầu nào? Các nước trả lương cho hiệu trưởng đại học thế nào? Những thông tin này được phóng viên Thanh Niên tìm hiểu và phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai (2.11). Đồng thời bài viết cũng ghi nhận những ý kiến xem đây là cơ hội để có cơ chế đột phá về việc trả lương cho hiệu trưởng để dù trường công hay tư, nếu hiệu trưởng mang lại giá trị thì “phần thưởng” mang lại cho họ phải tương xứng.

Hiệu trưởng trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên

B.H

Học sinh đầu cấp thường bị điểm kém, do đâu?

Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm ở các lớp đầu cấp, giáo viên chủ nhiệm thường chia sẻ những khác biệt về chương trình, hình thức và phương pháp học tập ở cấp học mới. Tuy nhiên, đến thời điểm này, có không ít học sinh, phụ huynh đã “choáng” khi nhận kết quả bài kiểm tra 15 phút, giữa kỳ 1. Không còn những “cơn mưa" điểm 9, điểm10 như trước mà có nhiều môn điểm dưới trung bình, thậm chí điểm kém.
Nhiều học sinh khóc và đòi học thêm ngay sau khi biết điểm thi giữa kỳ các môn học. Không chỉ học sinh lo lắng mà chính phụ huynh cũng bị “sốc” trong thời điểm này, khi biết kết quả học tập nửa đầu học kỳ 1 của con.
Theo nhiều giáo viên, việc này thường xảy ra do có sự khác biệt về chương trình cũng như phương pháp dạy và học giữa các cấp học mà học sinh chưa kịp thích ứng.
Bài ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ lý giải nguyên nhân cụ thể và cách giải quyết giúp học sinh các lớp đầu cấp có vẫn duy trì được kết quả học tốt cũng như niềm vui đến trường. Trong nội dung này còn có câu chuyện giáo dục đặt vấn đề có nên “treo thưởng” để con đạt kết quả tốt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.