Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 29.12.2020

28/12/2020 20:01 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 29.12.2020 nêu quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc thiếu giáo viên tiếng Anh và mong muốn của các địa phương nhằm giải quyết tình trạng này.

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 29.12.2020 còn nêu giải pháp của các địa phương và Bộ GD-ĐT cho bài toán thiếu giáo viên, đặc biệt môn tiếng Anh.

Không thể làm trái luật

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, thiếu giáo viên tiếng Anh là thực trạng nặng nề ở tất cả các cấp học. Đặc biệt, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, điểm mới nhất ở cấp tiểu học là tiếng Anh và tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc (áp dụng từ lớp 3) thay vì tự chọn như hiện nay. Về số lượng, theo ước tính của Bộ GD-ĐT, cả nước đang còn thiếu hơn 5.000 giáo viên tiếng Anh. Đó là chưa kể còn khoảng hơn 30% giáo viên hiện nay chưa đủ năng lực theo yêu cầu đặt ra với chương trình mới.
Việc tuyển dụng được giáo viên vừa có trình độ tiếng Anh vừa có chuyên môn sư phạm tiểu học là điều khá khó khăn. Trước thực tế này, một số địa phương có đề nghị giảm một vài tiêu chuẩn để có được nguồn tuyển.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Đặng Văn Bình, Phó cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho rằng việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019. Do vậy, Bộ GD-ĐT hay các địa phương cũng không thể cho phép tuyển dụng giáo viên chưa đạt chuẩn vì như vậy là làm trái luật.
Giải thích cụ thể của Bộ GD-ĐT vì sao không thể có những “gia giảm” về tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (29.12).

Giải pháp nào để có đủ giáo viên?

Các địa phương và Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều giải pháp cho bài toán thiếu giáo viên tiếng Anh

Đào Ngọc Thạch

TP.HCM đưa ra giải pháp các trường tiểu học có thể hợp đồng thuê giáo viên ở các trung tâm Anh ngữ đạt chuẩn có giáo viên bản ngữ để tăng cường dạy kỹ năng nghe nói cho học sinh hoặc thuê giáo viên đã được tuyển dụng ở các trường công lập khác. Một số địa phương khác cũng đưa ra nhiều giải pháp tuy nhiên tất cả đều mang tính chất tạm thời.
Trong khi đó, Bộ GD-ĐT có những chủ trương lâu dài như đã báo cáo Chính phủ về đề xuất định biên cho ngành giáo dục khi thực hiện chương trình mới. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã ban hành công văn về việc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố rà soát bổ sung biên chế sự nghiệp cho ngành giáo dục để có phương án giao bổ sung kịp thời trên tinh thần ở đâu có học sinh, có trường lớp, phải có đủ giáo viên để dạy học.
Cụ thể về chủ trương và các giải pháp cho bài toán thiếu giáo viên khi thực hiện chương trình mới ra sao sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.