Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 8.3.2021

07/03/2021 21:30 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 8.3.2021 nêu toàn cảnh việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam nhân dư luận xôn xao khi tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành ngoại ngữ 1 .

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 8.3.2021 còn thông tin những hướng đi cho học sinh khi chọn học các ngôn ngữ hiếm; Vì sao học sinh chọn các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ 1? Các nhà ngoại giao nói gì về tình trạng xâm hại trẻ em nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3?

Những tiêu chí nào để một ngôn ngữ trở thành ngoại ngữ 1?

Dư luận đang thắc mắc vì sao tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành ngoại ngữ 1 bên cạnh tiếng Anh và một số tiếng khác? Vì sao Bộ GD-ĐT lại chọn 2 ngôn ngữ này chứ không phải các tiếng khác?
Bộ GD-ĐT cho biết việc dạy học các môn ngoại ngữ không phải tiếng Anh trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc (gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, Nhật và mới đây cho phép thí điểm tiếng Hàn, tiếng Đức); ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn.
Chỉ nói riêng tiếng Nhật, từ 4-5 năm trước, ngôn ngữ này đã được thí điểm là ngoại ngữ thứ nhất theo chương trình 10 năm, dù lúc ấy ngoại ngữ bắt buộc (tiếng Anh) trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam vẫn chỉ là 7 năm.
Căn cứ nào để chọn ngoại ngữ 1? Việc triển khai dạy học các ngoại ngữ 1 khác ngoài tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay ra sao? Ngoại ngữ 1 khác ngoại ngữ 2 thế nào?... Phần tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (8.3) sẽ gửi đến những thông tin này để bạn đọc hiểu vì sao Bộ GD-ĐT đưa thêm tiếng Hàn, tiếng Đức vào danh sách ngoại ngữ 1.

Vì sao học sinh chọn ngoại ngữ hiếm?

Học sinh Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức, TP.HCM) trong một giờ học tiếng Hàn. Cùng với tiếng Đức, ngôn ngữ này chính thứ trở thành ngoại ngữ thứ 1 bên cạnh tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật

Ngọc Dương

Khi xây dựng chương trình môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đã có khảo sát và cho thấy có tới 99% các trường và học sinh phổ thông vẫn chọn học ngoại ngữ 1 là tiếng Anh. Số trường dạy ngôn ngữ không phải tiếng Anh là ngoại ngữ 1 chỉ “đếm trên đầu ngón tay” và tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội,TP.HCM.
Vì sao học sinh chọn các ngôn ngữ như tiếng Nhật, Hàn, Đức… làm ngoại ngữ 1? Học sinh khi chọn ngôn ngữ như tiếng Nhật, Hàn, Đức là ngoại ngữ 1 từ cấp học nhỏ thì tiếp tục học lên cao như thế nào? Bài phản ảnh và phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai giải đáp những vấn đề này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.