bánh mì xíu mại

Một vòng... “xíu mại” ở chợ Phan Thiết
Ẩm thực

Một vòng... “xíu mại” ở chợ Phan Thiết

Bạn sẽ hơi thắc mắc vì sao trong "bản đồ ẩm thực" của Sài Gòn lại có món xíu mại xa xôi ở tận Phan Thiết. Và đã đến đây sao không ăn hải sản như mực một nắng hay tôm cua cá ghẹ ở Mũi Né, mà lại chui tận vào chợ Phan Thiết chỉ để ăn loại thịt viên rất dễ dàng tìm thấy ở các tiệm bánh mì hay cơm tấm ở Sài Gòn này. Tôi nghĩ chắc nhiều bạn hay đi Phan Thiết theo lịch trình đến resort ở khu Mũi Né vào buổi trưa hôm trước, nhận phòng, tắm biển và chơi cho đến chiều tối. Hôm sau trên đường về lại Sài Gòn sẽ ghé vào chợ Phan Thiết mua thêm các đặc sản như khô cá các loại, hải sản tươi sống, chả cá chiên, bánh bột lọc... Duy có một lần tôi thử ghé chợ Phan Thiết vào buổi chiều và phát hiện ra quầy bánh mì độc đáo mà người dân địa phương hay gọi là "bánh mì 2 chị em" này. Gọi là "quầy" vì các món ăn kèm được bày biện trên một cái bàn lớn chứ không để vào xe như thường thấy ở Sài Gòn. Thú vị ở chỗ bánh mì không có patê; chả, thịt... như thường thấy mà lại ăn kèm với xíu mại, chả tôm, chả cá, thịt heo và trứng luộc... Cách bày biện lớp lang, "phô diễn" gần như các màu sắc bắt mắt nhất khiến cho những ai đi ngang qua con đường Nguyễn Huệ này (khúc gần với Trần Quốc Toản) cũng phải ngoái lại nhìn.
Huệ Hưng trà gia: Điểm tâm kiểu Hoa hiếm hoi ở quận 01
Ẩm thực

Huệ Hưng trà gia: Điểm tâm kiểu Hoa hiếm hoi ở quận 01

Có ý kiến cho rằng, gọi "ẩm thực Sài Gòn" có lẽ chưa đủ mà phải gọi cho đúng cái tên "ẩm thực Sài Gòn - Nam Bộ". Có lẽ do Sài Gòn là tâm điểm của toàn vùng Nam Bộ và là ngã ba đường của Bắc - Đông - Tây ("Bắc" là bao gồm cả miền Bắc và miền Trung, "Đông" là vùng Đông Nam bộ, "Tây" là Tây Nam bộ và cũng là chỉ phương Tây - luồng văn hóa mới thổi hồn vào văn hóa Sài Gòn nói chung và văn hóa ẩm thực Sài Gòn nói riêng). Hòa theo dòng chảy đó,ẩm thực Trung Hoa cũng có một vị trí riêng trong văn hóa thưởng thức của người Sài Gòn. Đặc biệt là khu Chợ Lớn hội tụ hầu như đầy đủ các món Hoa với các trường phái của người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ... Các món ăn cũng được cải biên cho phù hợp với khẩu vị và phong thổ ẩm nóng của Sài Gòn, ít ngán như nguyên bản vốn nhiều dầu mỡ. Trong những trường phái ẩm thực Trung Hoa ở Sài Gòn, nhánh Quảng Đông với các món điểm tâm (như trong bài viết vềxíu mại ở quán 134 Ký Con, quận 01) -Dim sum: bao gồm các loại há cáo, xíu mại, bánh hẹ, bánh xếp, bánh cuốn (nhân tôm thịt, xá xíu...), chân gà tàu xì, bánh bao... hấp trong xửng nóng hổi, hoặc chiên, hầm hay nướng. Lịch sử các món điểm tâm -Dim sum của người Quảng cũng khá thú vị. Nhiều tài liệu cho rằng món này xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà và ăn cho lại sức dọc theo con đường tơ lụa (Silk Road). Từ nhu cầu đó các trà quán mọc lên như những trạm dừng lý tưởng. Thoạt đầu các trà quán chỉ phục vụ trà mà không có thức ăn bởi ngày đó người ta vẫn tin rằng dùng trà chung với thức ăn rất dễ gây tăng cân. Nhưng từ khi phát hiện ra tác dụng giảm cân của trà, các món ăn nhẹ bắt đầu được bán tại các trà quán này. Và cũng từ đó các món Dim sum bắt đầu được phát triển và trở nên đa dạng như ngày nay.
Top