Bánh tôm

Hồ Tây: Nguyên bản bánh tôm xưa
Món ngon Hà Nội

Hồ Tây: Nguyên bản bánh tôm xưa

Bánh tôm - tên gọi thân thuộc mà người Sài Gòn thường dùng để gọi loại bánh giòn rụm nhân tôm ăn kèm với bánh ướt hay bánh cuốn. Tuy nhiên tôi nghĩ ở đây do thói quen mà thành, chứ chính xác loại bánh ăn kèm này gọi là bánh đậu mới đúng. Còn bánh tôm thì phải đúng loại bánh tôm Hồ Tây trứ danh của ẩm thực Hà thành. Nguyên liệu bánh tôm Hồ Tây nghe qua thoạt tưởng rất đơn giản, chỉ bao gồm bột mì, khoai lang thái chỉ (sợi) và tôm. Chiên xong bánh được để ráo mỡ, ăn nóng kèm với rau sống và loại nước chấm chua cay mặn ngọt đặc trưng. Đơn giản là vậy nhưng để có được loại bột mì ngon người làm bánh phải có bí quyết chưng cất và pha chế các gia vị sao cho hài hòa nhất. Tôm sau khi được bọc bột mì cho vào chảo mỡ nóng. Chiên sao cho ra một miếng bánh tôm “đạt chuẩn” cũng là điều không hề dễ dàng. Quá lửa thì bánh dễ bị cháy, còn nếu non quá bánh sẽ bị ngấm dầu, ăn vào rất mau ngán. Khi chín, bánh phồng lên và có màu vàng tự nhiên của bột mì và khoai lang, màu đỏ ửng của tôm tươi cùng mùi thơm quyến rũ đặc trưng mà hầu như ta không thể tìm thấy ở các món khác. Trong tiết trời lạnh lẽo của Hà Nội, chẳng phải Thạch Lam cũng từng ngẩn ngơ “nhìn cái bánh bột vàng dần, vàng dần, con tôm co lại, nhát khoai nở ra, và cái bánh hơi cong lên như nóng nảy muốn nằm ra đĩa” đó sao (trích “Hà Nội 36 phố phường”)?
Bánh ướt 91 Nguyễn Cư Trinh: Ngon vì quá… cay
Ẩm thực

Bánh ướt 91 Nguyễn Cư Trinh: Ngon vì quá… cay

Nhiều người thích gộp chung bánh ướt và bánh cuốn làm một. Đúng là cách thưởng thức có phần tương tự nhau, cũng ăn chung với chả, bánh tôm, rau giá hấp và nước mắm. Giống nhau là vậy, nhưng hình như bánh ướt ở Sài Gòn khó tìm hơn là bánh cuốn. Tôi nói ở đây là hàng quán, chứ còn bán dạo thì món bánh ướt này khá là phổ biến. Người bán chỉ cần đầu tư một cái xe nhỏ có lò hấp, rồi đặt hàng bánh ướt, chả lụa, bánh tôm, thậm chí nước mắm pha sẵn cũng có chỗ cung cấp luôn; rồi đẩy đi khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn. Nói về bánh cuốn Sài Gòn, có thể nhanh chóng kể ra nào là Tây Hồ, là Hải Nam, Thiên Hương… nhưng nhắc đến bánh ướt thì hình như chưa có cái tên nào nổi trội. Nói qua một chút về món bánh ướt này. Có tài liệu cho rằng nó người Hoa đã mang nó vào Việt Nam, rồi tùy vào từng vùng miền mà nó được chế biến và mang nhiều hương vị khác nhau. Tôi cũng đồng ý với nhận định này vì món bánh ướt, rồi bánh cuốn của ta khá tương đồng với món “bánh cuốn xá xíu” hay “bánh cuốn tôm” trong thực đơn điểm tâm của người Hoa (tên gọi tiếng Anh là “rice noodle roll”), chỉ khác ở chỗ phiên bản Hoa có phần dày hơn. Ở Sài Gòn các trà quán nhỏ ít khi bán món này vì phải qua công đoạn tráng bánh khá tốn thời gian, trong khi các món như xíu mại hay há cảo thì chỉ bỏ vào xửng hấp là xong. Vì vậy để ăn món này thường phải vào các nhà hàng Hoa lớn như Đại Khánh, Hoằng Long hay Hoàng Thành (nay đã dời qua quận 04).
Top