Gỏi khô bò

Nước mía 93 CMT8: Chỗ giải khát và ăn vặt của Sài Gòn
Ẩm thực

Nước mía 93 CMT8: Chỗ giải khát và ăn vặt của Sài Gòn

Nhắc đến nước mía Sài Gòn, tôi hay mường tượng đến chiếc xe nước mía ở đầu hẻm khu nhà cũ trên đường Cao Thắng, quận 3. Thời đó ép mía chưa dùng điện mà chủ yếu bằng tay. Nước mía sẽ chảy xuống một cái thau nhỏ ở phía dưới, rồi người bán dùng vá múc vào ly cối đã có đá sẵn. Khi uống vắt thêm tắc vào để át đi cái vị ngọt gắt cổ từ đường nguyên chất của loại thức uống này. Nước mía du nhập vào Sài Gòn chắc cũng từ lâu lắm rồi. Nói về nước mía Sài Gòn xưa người ta hay nhắc đến nước mía Viễn Đông vốn nằm ở đằng sau thương xá Tax góc Pasteur (đối diện với Sài Gòn Center bây giờ). Về nguồn gốc nước mía du nhập vào miền Nam, người thì nói từ Ấn Độ (quê hương của mía, nổi tiếng với câu nói “Loại cây sồi đã mang lại mật ong mà không có ong” của vua Ba Tư Darius I khi chinh phạt Ấn Độ năm 510 TCN và tìm ra mía ở đây), người thì nói người Hoa mới mang loại hình thức uống này vào miền Nam thông qua những họa tiết mang đậm văn hóa Trung Hoa trên xe nước mía. Hoặc cũng có thế chỉnh người miền Nam tự tìm ra và thưởng thức loại thức uống ngọt ngào từ cây mía quá đỗi phổ biến này thì sao? Ngày nay chủ yếu người ta sử dụng loại máy gọn nhẹ nhập từ Trung Quốc, mà khởi nguồn từ cách dùng này là thương hiệu nước mía Shake với câu giới thiệu “Nước mía siêu sạch” nổi tiếng từ những năm 2005, 2006. Cho đến ngày nay “nước mía siêu sạch” như một cụm từ dùng chung để chỉ cách ép nước mía tiện lợn này, cũng như đã thay thế dần dần những chiếc xe nước mía truyền thống có phần hơi cồng kềnh. Có một chút tiếc nuối khi uống nước mía bây giờ nhanh và gọn quá mà không còn thấy cảnh tuốt vỏ mía, rồi cầm thanh mía dài cho vào máy ép như ngày xưa. Cảm giác chờ đợi hình như làm ly nước mía như ngon ngọt hơn thì phải…
Top