
Tinh thần mới đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực
Tiếp tục đà đã có trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không chùng xuống, không chững lại mà sẽ mở rộng, đi sâu hơn.
Hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội đã tuyên án đối với 19 bị cáo trong đại án sai phạm tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty CP gang thép Thái Nguyên.
Ngày 17.4, TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm 19 bị cáo trong vụ án gây thất thoát 830 tỉ đồng ngân sách tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty CP gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Nói lời sau cùng trước khi toà nghị án, phần lớn các bị cáo trong đại án Gang thép Thái Nguyên tỏ ra ăn năn, hối hận. Một số người cho biết đã nhiều tuổi, nhiều bệnh tật, mong HĐXX xem xét cho hưởng khoan hồng.
Đối đáp tại phiên toà xét xử đại án Gang thép Thái Nguyên ngày 17.4, đại diện VKS cho rằng, không có căn cứ để đổi tội danh cho một số bị cáo như đề nghị của các luật sư trong phiên xử ngày 16.4.
Tại phiên xét xử đại án Gang thép Thái Nguyên, một số luật sư cho rằng các bị cáo không cố ý thực hiện hành vi sai phạm, đồng thời đề nghị HĐXX xem xét đổi tội danh.
Tại tòa xét xử sơ thẩm đại án gang Thép Thái Nguyên, một số luật sư đã đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc giới thiệu nhà thầu phụ không đủ năng lực VINAINCON, dẫn tới dự án của TISCO bị ảnh hưởng.
Luật sư cho rằng, Bộ Công thương đã giới thiệu nhà thầu phụ không đủ năng lực dẫn tới việc dự án của TISCO bị ảnh hưởng, nên cần phải xem xét trách nhiệm của cơ quan này.
Cơ quan công tố cho rằng hành vi sai phạm của các bị cáo nguyên là lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty CP gang thép Thái Nguyên khiến dự án trở thành 1 trong 12 dự án thua lỗ của ngành công thương, ảnh hưởng tới nền kinh tế.
HĐXX cho rằng các bị cáo Trần Trọng Mừng, Trần Văn Khâm là những người có vai trò chính trong vụ án gây thiệt hại 830 tỉ đồng nên phải áp dụng mức hình phạt cao hơn so với các bị cáo khác.
Các cơ quan tố tụng xác định, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP gang thép Thái Nguyên - doanh nghiệp có cổ phần nhà nước, bị thiệt hại khoản tiền hơn 830 tỉ đồng do chậm tiến độ. Tuy nhiên, đến nay chưa ai có đơn yêu cầu bồi thường.
Cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết, thời điểm nhận chức, dự án mở rộng sản xuất gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 đang rất bế tắc, nhưng vẫn tìm mọi cách để vực dậy, không ai có ý kiến dừng.