Tội phạm thanh thiếu niên: “bị cáo” là ai?

18/03/2016 10:26 GMT+7

Trong tất cả những vụ thanh thiếu niên phạm tội, ai mới thực sự là đồng phạm, bị cáo…?

Trong tất cả những vụ thanh thiếu niên phạm tội, ai mới thực sự là đồng phạm, bị cáo…?

Một băng nhóm cướp giật tuổi teen bị Công an TP.HCM triệt phá - Ảnh: Đàm HuyMột băng nhóm cướp giật tuổi teen bị Công an TP.HCM triệt phá - Ảnh: Đàm Huy
Không ít người lại thêm một phen bàng hoàng khi đọc tin cậu bé Bùi Hoàng Thiên Phương, người bị chém đứt lìa tay đã chết vì những vết tử thương khác. Thêm một nạn nhân, thêm vài tội đồ trọng phạm. Thế nhưng ở đây, trong tất cả những vụ thanh thiếu niên phạm tội, ai mới thực sự là đồng phạm, bị cáo…?
Lại phải rung chuông…
Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội trong mấy năm qua đã khiến báo giới phải mỏi mệt để rung chuông, hụ còi cảnh báo. Theo các thống kê, mức tội phạm thanh thiếu niên có lúc đã đạt đến mức 75%, tức là hễ có bốn người phạm tội thì có một người còn trẻ.
Liệu sự trừng phạt, “trả thù” quá nghiêm khắc ấy có làm giảm đi tội phạm thanh thiếu niên? Luật pháp ra đời có hai tác dụng, răn đe và giáo dục, thế thì tác dụng giáo dục là ở đâu trong những hình phạt mang tính “trả thù” ấy? Tuổi trẻ thường được ví như tờ giấy trắng, rất dễ bị vấy bẩn vì những đen tối của môi trường xã hội, sao không lên án những gì làm vấy bẩn mà lại đi trách phạt nặng nề những trang giấy?
Cả xã hội lại phải lắc đầu ngao ngán vì lứa “hậu sinh khả uý”, nhìn chung, chưa thể làm rạng danh thêm tiền đồ của cha anh bao nhiêu, lại sớm sa vào ăn chơi sa đoạ, hung hãn bạo lực. Nhiều đứa trẻ chưa qua tuổi thành niên, lại trở nên quá dày dặn trên con đường phạm tội, đã phạm những tội ác tày trời mà ngay cả những băng đảng tội phạm chưa chắc đã dám thực hiện. Chắc chẳng cần nhắc lại thì nhiều người cũng phải liên tưởng đến những Lê Văn Luyện, My “Sói”, Nguyễn Hải Dương…
Các nghi phạm trong vụ án chém người khiến nạn nhân Phương tử vong cũng trong độ tuổi mười tám đôi mươi. Nguyên nhân của vụ án cũng chẳng phải là một điều gì nghiêm trọng, chỉ là những xích mích nhỏ nhặt ở trên Facebook. Thế nhưng, khi đọc lại các tình tiết ta có thể thấy rằng việc các thanh thiếu niên kia gây án là điều tất yếu, do chúng đã thủ sẵn cả phương tiện và tâm thế để có thể gây thương tích hay cái chết cho những người mà chúng xem như “kẻ thù”.
Mầm tội…
Những tình huống phạm tội phần nhiều đều có tính ngẫu nhiên, nhưng phía sau chúng là cả một tổng thể các tình huống tiền phạm tội mà các nhà tội phạm học gọi là “mầm tội”. Nhà tội phạm học J. Pinatel đã chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đối với sự phát triển và hình thành nên tính cách của kẻ phạm tội. Tình trạng phạm tội tăng cao có khi thì do tình trạng chiến tranh, do các cuộc khủng hoảng kinh tế, do sự suy yếu của các cấu trúc xã hội, cấu trúc gia đình, có khi do sự thiếu vắng lơ là của lực lượng cảnh sát ở một khu dân cư…
Nhà tội phạm học kể trên cho rằng, xã hôi hiện đại tác động vào “cái lõi trung tâm” của nhân cách thanh thiếu niên bằng cách khuếch đại những nét duy kỷ lấy mình làm trung tâm, tính hời hợt dễ biến chất, tính hay khiêu khích gây gổ và lãnh đạm về mặt xúc cảm. Quá trình gây mầm tội phạm trong xã hội có thể từ tình trạng thiếu thốn về kinh tế, nghèo nàn về văn hoá, tình trạng không thích nghi hoặc chống đối, đẩy tuổi trẻ đi vào con đường bạo lực và ma tuý.
Và còn đâu là trách nhiệm của những “đồng phạm”, “bị can” khác như gia đình và xã hội, những kẻ đã bỏ rơi các đứa trẻ để chúng lang thang chơi bời ở những góc phố tối tăm của thế giới ảo và thật như ở thời kỳ hiện nay…?
Hãy lấy trường hợp khá điển hình là nữ phạm My “Sói”. Cô bé chỉ mới 14 tuổi này đã cầm đầu một băng đảng phạm những tội táo tợn như bắt cóc, hãm hiếp và đưa vào con đường mại dâm một số nạn nhân cũng trẻ nhỏ như cô. Nhìn lại quá trình tiền phạm tội của cô gái, người ta có thể thấy nó khá tương ứng với với những phân tích của các nhà tội phạm học nêu trên, như gia đình tan vỡ, bản thân sớm bước vào con đường “bụi đời”…
Bị can thật sự…
Nhà văn O. Henry, trong tác phẩm “Bên bị” của mình, đã phân tích rất hay về chuyện đâu là bị can thật sự trong một vụ thanh thiếu niên phạm tội. Thủ phạm giết người tình rồi nhảy sông tự vận là Lidi, một cô gái ngây thơ trong trắng nhưng trở nên vấy bẩn và hung bạo do phải lang thang chơi bời trên những con phố tối tăm của xã hội. Thế nhưng “Bên bị” thật sự chính là “gã đàn ông tóc đỏ, râu không cạo, quần áo xộc xệch, chân đi đất ngồi bên cửa sổ đọc báo, trong khi con gái gã chơi ở ngoài phố”: bố cô ta…
Gần đây, do tình trạng thanh thiếu niên phạm tội tăng vọt và tính chất tội phạm lại dã man tàn bạo, nhiều ý kiến thiên về mức độ trừng phạt phải tăng cao ở mức tương ứng. Nhiều bình luận của độc giả còn không giấu được sự “vui mừng” khi những kẻ phạm tội trẻ có tuổi trên 18, tuổi có thể nhận án tử hình (?!). Khá nhiều ý kiến cho rằng nên lấy tuổi hạn định thiếu niên xuống 16 để luật pháp dễ bề trừng phạt trẻ em ở mức phạt cao nhất dành cho người lớn.
Câu hỏi được đặt ra là liệu sự trừng phạt, “trả thù” quá nghiêm khắc ấy có làm giảm đi tội phạm thanh thiếu niên? Luật pháp ra đời có hai tác dụng, răn đe và giáo dục, thế thì tác dụng giáo dục là ở đâu trong những hình phạt mang tính “trả thù” ấy? Tuổi trẻ thường được ví như tờ giấy trắng, rất dễ bị vấy bẩn vì những đen tối của môi trường xã hội, sao không lên án những gì làm vấy bẩn mà lại đi trách phạt nặng nề những trang giấy?
Và còn đâu là trách nhiệm của những “đồng phạm”, “bị can” khác như gia đình và xã hội, những kẻ đã bỏ rơi các đứa trẻ để chúng lang thang chơi bời ở những góc phố tối tăm của thế giới ảo và thật như ở thời kỳ hiện nay…?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.