Công bằng

31/10/2015 05:25 GMT+7

Nóng nhất trên nghị trường tuần này là vấn đề có nên xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp nhà nước hay không. Đa số các đại biểu đều phản đối việc này. Bởi nợ thuế dù trong hoàn cảnh và điều kiện nào cũng đều là một biểu hiện không tốt, nó thể hiện tình trạng kém lành mạnh về mặt tài chính và kỷ luật thuế khóa lỏng lẻo.

Nóng nhất trên nghị trường tuần này là vấn đề có nên xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp nhà nước hay không. Đa số các đại biểu đều phản đối việc này. Bởi nợ thuế dù trong hoàn cảnh và điều kiện nào cũng đều là một biểu hiện không tốt, nó thể hiện tình trạng kém lành mạnh về mặt tài chính và kỷ luật thuế khóa lỏng lẻo.

Benjamin Franklin (1706-1790), một trong những người sáng lập nước Mỹ, từng nói rằng “trên thế giới không có gì có thể nói chắc, trừ cái chết và thuế”. Câu nói này ngụ ý rằng, mọi người sinh ra không ai thoát khỏi cái chết và ai cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế cả. Điều ông Benjamin nói quả rất đúng ở nước Mỹ - nơi mọi người đều có quyền tự do và các thực thể kinh tế luôn được đối xử bình đẳng.
Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn mà cho đến nay sự phục hồi vẫn chưa thật bền vững. Số lượng doanh nghiệp (DN) giải thể, phá sản trong mấy năm qua đã lên đến con số hàng chục vạn. Tình trạng nợ xấu ngân hàng, nợ lương nhân viên, nợ BHXH, nợ thuế… nảy sinh như một hệ quả tất yếu của chu kỳ tăng trưởng bùng nổ rồi sụp đổ. Không ai muốn rơi vào tình cảnh này, dù là khách quan, nhưng đã là kinh doanh thì phải chấp nhận quy luật “lời ăn lỗ chịu”. Trừ khi không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính và buộc phải phá sản theo luật, còn nếu DN vẫn tiếp tục hoạt động thì phải trả nợ và nộp thuế. Đó là quy định bắt buộc không thể miễn trừ, không có ngoại lệ, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp cũng như tính công bằng trong việc đối xử với những người nộp thuế khác nhau. Nếu DN nợ thuế lại được miễn trừ nghĩa vụ thì sẽ không công bằng với những DN tuân thủ thuế tốt và cả những DN làm ăn hiệu quả. Điều này tạo ra cơ chế khuyến khích ngược: tuân thủ thì bị phạt, không tuân thủ lại được thưởng.
Đặt nguyên tắc này trong bối cảnh của những ứng xử gần đây của cơ quan thuế cũng như Bộ Tài chính đối với các khoản nợ thuế của DN sẽ thấy rằng cần tiếp tục đối xử công bằng hơn nữa giữa khu vực DN nhà nước với DN dân doanh. Khi cùng đối diện với hoàn cảnh khó khăn như nhau, cùng nợ thuế như nhau nhưng một bên thì bị cơ quan thuế ráo riết truy thu thuế, nào là thanh tra, nào là xử phạt, nào là dừng thủ tục hải quan, nào là bêu tên, nào là cấm xuất cảnh; còn một bên thì lại được đề nghị xóa nợ thuế. Tất cả những lý do nêu ra để biện minh cho đề xuất này đều khó thuyết phục. Bởi vì, thứ nhất, trở ngại chính làm cho tiến trình cổ phần hóa chậm không phải vì những khoản nợ thuế mà vì những lý do khác, do đó việc xóa nợ thuế không phải là giải pháp để thúc đẩy nhanh cổ phần hóa. Thứ hai, việc xóa nợ thuế không phải là một biện pháp hỗ trợ, bởi xóa nợ thuế chỉ là một bút toán kế toán, không tạo nguồn lực tài chính thực sự cho DN. Thứ ba, DN nhà nước nợ thuế hàm ý là những DN kém hiệu quả. Kém hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến nợ thuế, thành ra xóa nợ thuế không phải là giải pháp chữa yếu kém của DN.
Chúng ta đang muốn xây dựng một nền kinh tế thị trường lành mạnh, do vậy các DN dân doanh luôn cần được đối xử công bằng như những DN nhà nước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.