Đạo đức quy ra tiền

29/09/2013 03:05 GMT+7

Ngoại tình' bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (Nghị định 110/2013/NĐ-CP, ngày 24.9.2013) là một trong những quy định gây xôn xao dư luận trong tuần qua. Cùng với đó, rất nhiều vấn đề thuộc giá trị đạo đức cũng được luật hóa để xử phạt như kết hôn giữa những người có cùng huyết thống; kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng...

'Ngoại tình' bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (Nghị định 110/2013/NĐ-CP, ngày 24.9.2013) là một trong những quy định gây xôn xao dư luận trong tuần qua. Cùng với đó, rất nhiều vấn đề thuộc giá trị đạo đức cũng được luật hóa để xử phạt như kết hôn giữa những người có cùng huyết thống; kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng...

>> Phạt 'ngoại tình' có khả thi ?
>> Ngoại tình có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng

Hầu hết các chuyên gia luật pháp đều cho rằng, quy định này không khả thi vì trên thực tế không ai làm cái việc là quy các giá trị đạo đức ra tiền. Nhưng điều khiến dư luận bức xúc hơn nữa, đó là đã rất nhiều ý kiến cảnh báo tính thiếu khả thi của điều này, ngay khi Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý hồi tháng 3.2013. Một điều khoản pháp quy mà không rõ ràng, có nhiều cách hiểu, không có căn cứ áp đặt thi hành thì sẽ không thể áp dụng trên thực tế. 

Gần đây, tình trạng văn bản quy phạm pháp luật ban hành phải đình hoãn, sửa hoặc hủy bỏ tương đối nhiều và liên tục. Đa phần những quy định này đã được dư luận góp ý nhưng cơ quan soạn thảo cố tình không sửa, hoặc chậm sửa đổi, hoặc chối bỏ trách nhiệm. Điển hình như quy định chứng minh nhân dân ghi tên cha, mẹ, “ngực lép” không được lái xe...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này từ việc quy trình lập pháp không được tuân thủ, đến trình độ các cơ quan chuyên môn không đảm bảo, và cũng có cả chuyện vô trách nhiệm của công chức được giao soạn thảo, thẩm định văn bản. Nhưng trên hết đó là lý thuyết lập pháp, nói cách khác là phương pháp luận để xử lý các vấn đề xã hội và cách lý giải các hành vi của con người dưới tác động của các quy phạm pháp luật đã không được tôn trọng. Phàm cái gì thiếu sự dẫn dắt của lý thuyết mạch lạc đều trở nên rối rắm. Soạn thảo một văn bản pháp luật cũng vậy.

Có 3 lý thuyết lập pháp quan trọng, thứ nhất, “làm luật” thì phải nhắm đến các vấn đề xã hội đang phát sinh; thứ hai, chỉ những vấn đề do hành vi “có vấn đề” của con người gây ra mới giải quyết được bằng cách ban hành pháp luật; thứ ba, để điều chỉnh hành vi “có vấn đề” phải lý giải được tại sao con người lại hành động như vậy. Nếu để ý sẽ thấy, tất cả các quy phạm bị phản đối, phải sửa hoặc hủy bỏ vừa qua đều không thỏa mãn các lý lẽ này của lập pháp.

“Ngoại tình” là hành vi “có vấn đề” nhưng nó có phải là vấn đề xã hội đang phát sinh hay không? Tại sao người ta lại “ngoại tình” và xử phạt 1-3 triệu đồng có giúp giải quyết vấn đề không? Cũng giống như rất nhiều quy định bị phản đối gần đây, nếu cơ quan chuyên môn trả lời thỏa đáng những câu hỏi dạng này, có lẽ dư luận sẽ không nhọc công tranh cãi, vừa mất thời gian, tốn kém chi phí xã hội. 

An Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.