Đề án ngoại ngữ

18/11/2016 06:33 GMT+7

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa thừa nhận trước Quốc hội là không đạt được mục tiêu đặt ra cho Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Trước đó, ông Nhạ cũng đã kết luận điều này tại một hội nghị liên quan trong tháng 9.

Đã có nhiều bài báo phân tích ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước cho thấy ngay từ giai đoạn đầu tiên thực hiện, đề án này là một sự lãng phí trầm trọng, quá chủ quan nên thiếu thực tiễn và không khả thi.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn là sau khi thừa nhận thất bại một đề án với số tiền hơn 9.000 tỉ đồng (dù lãnh đạo Bộ cho rằng chỉ mới giải ngân được hơn 3.000 tỉ đồng) sau hơn phân nửa thời gian thực hiện, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục làm gì?
Có lẽ lắng nghe dư luận, không còn chi tiền vô tội vạ vào những trang thiết bị máy móc được cho là hiện đại nhưng không giúp ích gì nhiều trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ của người học, giờ đây Bộ tập trung vào yếu tố con người - cụ thể là giáo viên và giáo trình.
Có một điều tích cực trong khi điều chỉnh mục tiêu của đề án là chính Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, cũng tại hội nghị trong tháng 9, cho rằng làm thế nào để biến việc học ngoại ngữ từ áp lực trở thành động lực. Nếu tiếp cận vấn đề từ góc độ này hy vọng việc học ngoại ngữ sẽ đạt hiệu quả nhất định trong thời gian tới.
Để thực hiện được việc tạo động lực cho người học, trước hết phải thay đổi chương trình, cách đánh giá, kiểm tra ngoại ngữ từ trường phổ thông. Học một ngoại ngữ, suy cho cùng là để có thể sử dụng ngôn ngữ đó giao tiếp bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng hiện nay với cách dạy và đánh giá chỉ chăm chăm vào những khoản kiến thức chưa đủ để người học sử dụng trong thực tế thì rõ ràng nội dung và phương pháp chuyển tải tiếng Anh kiểu “hàn lâm” cần phải thay đổi tích cực hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.