Có nên bỏ thị thực cho du khách nước ngoài?

18/06/2015 10:50 GMT+7

Cá nhân tôi thấy việc nói thủ tục cấp visa của Việt Nam rườm rà, làm khách không chọn Việt Nam làm điểm đến, là suy đoán một chiều.

Cá nhân tôi thấy việc nói thủ tục cấp visa của Việt Nam rườm rà, làm khách không chọn Việt Nam làm điểm đến, là  suy đoán một chiều.

 
Nhiều đại biểu đề xuất sớm bỏ visa đối với nhiều nước để phát triển du lịch Nhiều đại biểu đề xuất sớm bỏ visa đối với nhiều nước để phát triển du lịch - Ảnh: Ngọc Thắng
Tôi chỉ lấy ví dụ thế này: Universal Studios ở Singapore. Xếp hàng đông nghịt. Hàng dài đến hơn một tiếng mới đến được quầy mua vé. Vào được bên trong thì các trò chơi đều xếp hàng xấp xỉ chừng đó thời gian. Đến lúc đi về cũng mất rất nhiều thời gian chờ taxi (như trường hợp của tôi là gần 2 tiếng cùng 3 đứa cháu). Nhưng sao nó vẫn đông? Theo tôi, đó là vì bên trong công viên hứa hẹn những thứ mà cả nước Singapore chỉ ở Universal Studios mới có, cả Đông Nam Á ở đó mới có. Vui vẻ, đặc sắc và thú vị. Khách du lịch sẵn sàng bỏ mấy tiếng cuộc đời mình chỉ để xếp hàng vào cửa và khu trò chơi chỉ để được tận hưởng vài phút giải trí. Vậy chứng tỏ là gì? Là dù xếp hàng rườm rà như thế nào, nhưng người ta thấy mình nhận lại được xứng đáng với công sức người ta bỏ ra thì mới là yếu tố cốt lõi để giữ được chân khách.
Tôi biết không thể lấy một khu vui chơi để so với cả đất nước ta được. Nhưng phải nói thẳng thắn một điều rằng chưa một ai đủ tự tin để trả lời câu hỏi “khách nước ngoài sau khi từ Việt Nam về sẽ nhận được gì?”.
Việt Nam mình một năm có bao nhiêu clip quảng bá đất nước, văn hóa được sản xuất? Hãy nhìn Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Ngay chỉ riêng thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng làm clip PR cho thành phố định kỳ theo nửa năm. Giờ đang là slogan SEOUL – SOUL OF ASIA hay như Malaysia MALAYSIA TRULY ASIA nữa. Xem Starworld không biết bao nhiêu lần thấy clip quảng bá của nước bạn làm đẹp quá. Chúng ta thì sao?
Việt Nam mình mỗi năm có bao nhiêu lần đi dự hội chợ du lịch quốc tế và mang sang đó cái gì? Đàn T'rưng? Áo dài? Múa quạt? Đàn bầu? Có khi chỉ khác người biểu diễn. Vậy mà lúc nào cũng “bạn bè nước ngoài thấy hào hứng và tỏ ý muốn sang Việt Nam” hay “qua việc quảng bá lần này, Việt Nam hy vọng sẽ đón thêm được nhiều du khách nữa đến tham quan”… Giờ thế này, có Đài Truyền hình nước ngoài hỏi: “Sau hội chợ lần này, bạn có sang Malaysia không?” Hẳn là mình sẽ nói: “Không, Malaysia là quốc gia đa sắc tộc. Món Laska khó ăn, tôi không thích”, hay sẽ trả lời là “Tôi thấy rất ấn tượng với sự đa dạng về văn hóa ở đất nước các bạn. Ẩm thực cũng rất ngon, đặc biệt là món Laska. Trời ơi, sao lại nghĩ ra cách cho cốt dừa vào bát bánh đa thế chứ?”. Bạn chọn cách nào? Dù người ta có chán ngấy thì cũng không bao giờ nói ra phải không?
Cứ cho là du khách ​sau khi đến Việt Nam rồi, thì họ có trở lại không? Giờ suốt ngày mời cậu bạn thân đến nhà ăn độc món nem, bánh cuốn thì cậu ấy có đến nhà lần thứ ba không? Trong phòng chờ sân bay chúng ta phát cái gì vậy? Quảng bá du lịch không phải cứ cấp visa ồ ạt vô điều kiện là lượng khách sẽ tăng. Hồi tôi còn là sinh viên, chúng tôi được nghe về việc Việt Nam miễn thị thực cho Hàn Quốc nếu khách Hàn Quốc ở dưới 15 ngày. Cô giáo có nói điều này là con dao hai lưỡi bởi rất có thể cùng với lượng khách Hàn tăng, lượng tội phạm Hàn trốn sang Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Họ sẽ vào Việt Nam như đi du lịch, ở 15 ngày không ai quản lý, mọi chuyện sẽ rất phức tạp. Khi đi bất cứ đâu, đến được thì muốn ở lại, về rồi mà vẫn thấy thèm thì dù thủ tục có phức tạp, rườm rà thì người ta vẫn cứ truyền tai nhau đến, không cần phải rủ!
Chung quy cũng vì một chữ BÕ mà thôi!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.