Đi chơi nên chọn mùa vắng khách

13/05/2015 08:19 GMT+7

Lễ 30.4 vừa rồi, người đi du lịch tăng đột biến. Rất nhiều người trót ‘dấn thân’ vào cuộc chơi này đã gặp không ít phiền toái và thất vọng. Có người tuyên bố: ' Dịp lễ, thà du lịch nước ngoài, vừa rẻ, lại không sợ bị chặt chém…'

Lễ 30.4 vừa rồi, người đi du lịch tăng đột biến. Rất nhiều người trót ‘dấn thân’ vào cuộc chơi này đã gặp không ít phiền toái và thất vọng. Có người tuyên bố: 'Dịp lễ, thà du lịch nước ngoài, vừa rẻ, lại không sợ bị chặt chém…' 

Bãi tắm Sầm Sơn luôn trong tình trạng quá tải vào các dịp lễ - Ảnh: Ngọc MinhBãi tắm Sầm Sơn luôn trong tình trạng quá tải vào các dịp lễ - Ảnh: Ngọc Minh
Công bằng mà nói, du lịch nội địa Việt Nam không phải cái gì cũng tệ hại. Ngược lại, du lịch nước ngoài không phải cái gì cũng hay. Tâm lý “Văn mình, vợ người”, “Bụt chùa nhà không thiêng”… phổ biến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Không ít du khách tự làm khổ mình và người thân khi du lịch kiểu tùy hứng. Chẳng cần dự tính hay kế hoạch. Chẳng cần nắm thông tin điểm đến và các dịch vụ. Cứ nổi hứng là rủ nhau đi, kiểu “lên đó tính sau”. Mùa thấp điểm không sao nhưng mùa tết lễ là lãnh đủ. Không có phòng, không có xe; chỗ ăn, chỗ chơi thì chen chúc và bị “chặt, chém” là đương nhiên. Chính cách du lịch tùy hứng là mảnh đất màu mỡ cho các kiểu kinh doanh chụp giật sinh sôi. Họ chỉ hiếp đáp số khách lẻ du lịch tự túc, lúng túng và bị động chốn đông người.
Nếu vì nhiều lý do, chỉ có thể du lịch mùa tết lễ thì tốt nhất là chọn các công ty có uy tín với hợp đồng chặt chẽ và chi tiết từng dịch vụ. Từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, bảo hiểm đến tham quan và hướng dẫn viên. Càng rõ ràng minh bạch, càng đỡ phiền toái khi có tranh chấp.
Nếu du lịch kiểu “Free and easy” hoặc tự túc toàn bộ thì phải chuẩn bị thật kỹ, đặt dịch vụ phải có xác nhận bằng mail hoặc fax như một dạng hợp đồng. Sáng suốt để không bị lôi kéo bởi những lời hứa suông của người bán dịch vụ. Ở những công ty lớn, tất cả dịch vụ đã đặt trước cả nửa năm trở lên nên khó có chuyện trấn lột, chặt chém… Quá đông, hết xe tốt phải lấy xe vừa; nhà hàng gần và ngon hết chỗ phải dạt thêm ra xa. Khách sạn cũng tương tự. Có thể chưa được như mong muốn nhưng không quá tệ. Do khách quá tải nên có thể thiếu hướng dẫn viên chất lượng. Bình quân, chất lượng có thể xê xích 8/10 chứ không có chuyện bán khách, cắt giảm chương trình, bớt xén chất lượng dịch vụ… vì uy tín thương hiệu.Những điều đó chỉ xảy ra với du khách của các công ty ma, công ty lừa, chuyên kinh doanh chụp giựt.
Nếu gặp sự số, bị trấn lột, chặt chém… thì mạnh dạn nhờ công an can thiệp tới cùng. Đụng công ty lừa, hoặc bị cắt xén dịch vụ thì kiên quyết đòi đền bù thỏa đáng. Đó là cách tốt nhất, vừa tự bảo vệ mình, vừa giúp ngành du lịch chấn chỉnh và sửa sai để tiến bộ.
Nếu vì nhiều lý do, chỉ có thể du lịch mùa tết lễ thì tốt nhất là chọn các công ty có uy tín với hợp đồng chặt chẽ và chi tiết từng dịch vụ. Từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, bảo hiểm đến tham quan và hướng dẫn viên. Càng rõ ràng minh bạch, càng đỡ phiền toái khi có tranh chấp.

Du lịch nước ngoài cũng có nhiều vấn nạn chứ không hẳn là thiên đường. Có điều đa phần các công ty làm du lịch quốc tế được sàng lọc kỹ hơn nội địa. Nước nào cũng có những khiếm khuyết riêng và du lịch cũng vậy. Tự ngàn xưa, tham lam là thuộc tính của con người. Ở các nước phát triển, luật pháp và văn hóa xã hội là rào cản ngăn ngừa lòng tham. Lòng tham không có điều kiện phát triển, không dám bộc phát vì pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh và văn hóa xã hội không cho phép. Ở những nước nghèo hơn, có thể luật pháp chưa hoàn thiện nhưng đạo đức xã hội lại bền vững nên cũng hạn chế lòng tham của con người. Tệ nạn ở các nước là cá biệt và bị xóa dần bởi nhiều biện pháp tích cực và đồng bộ. Ngược lại, tệ nạn ở Việt Nam khá phổ biến và có nguy cơ ngày càng lan rộng vì quản lý yếu kém, thờ ơ; vì thói vô trách nhiệm của nhà tổ chức; vì ý thức của người dân; vì đạo đức xã hội băng hoại.
Sự khác biệt của các nước với Việt Nam còn nằm ở cách giải quyết sự cố. Biến rủi thành may là nghệ thuật thể hiện đẳng cấp kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cứ xem việc du khách Việt bì lừa khi mua điện thoại ở Singapore năm rồi thì rõ, cả đảo quốc Sư tử dậy sóng. Nhớ lần ra đảo San hô (Pattaya, Thái Lan), dù đã dặn dò và cảnh báo, một số du khách Việt vẫn ham rẻ, sử dụng dịch vụ chui nên bị trấn lột sợ xanh mặt. Biết chuyện, đại diện Tổng cục Du lịch Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bay qua gặp khách, lấy thông tin, xin lỗi và gởi quà tặng khắc phục. Tôi biết nhiều người đi du lịch nước ngoài bị lừa, bị chặt chém nhưng không dám lên tiếng vì sĩ diện, vì sợ quê. Tôi cũng từng bị móc túi ở Florence (Ý), bị xin đểu ở Pháp; tận mắt thấy khách bị cướp hết giấy tờ trên tàu lửa xuyên châu Âu…
Du lịch nước ngoài mùa cao điểm và lễ tết cũng đắt hơn ngày thường, chỗ nào chẳng vậy. Chủ yếu là vận chuyển, nhất là vé máy bay tăng giá. Giá khách sạn chỉ có 2 mùa là cao và thấp điểm, không có kiểu tăng vài chục lần, tăng từng giờ như ở Việt Nam. Cũng không dám công khai chặt chém kiểu “nhìn mặt tính tiền”, vì pháp luật sẽ xử rất nghiêm và dư luận xã hội lên án, tẩy chay. Ở Trung Quốc và các nước ASEAN, các điểm shopping trong chương trình “trấn lột” khách gấp mấy lần quán “cơm tù” ở Việt Nam nhưng họ biết khéo léo che đậy, không trắng trợn và dại dột bóp cổ khách trực tiếp. Hướng dẫn viên của họ cũng chẳng hơn Việt Nam, thậm chí thua nhưng môi trường du lịch và xã hội thì hơn hẳn.
Du lịch ở đâu cũng vậy. Tốt nhất là lựa mùa thấp điểm, vừa có nhiều khuyến mãi hấp dẫn, vừa được phục vụ chu đáo, lại không gặp cảnh chen lấn giành giật, xô bồ, không sợ bị hành hạ. Hãy biến mình thành những khách hàng thông minh và khôn ngoan. Việc này không quá khó!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.