Họ đã 'tham nhũng nhân cách'

28/11/2014 13:55 GMT+7

Theo định nghĩa về tham nhũng và tham ô của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), 'tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công' thì ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, đã phạm tội tham nhũng.

Theo định nghĩa về tham nhũng và tham ô của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công” thì ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, đã phạm tội tham nhũng.

 
Biệt thự gia đình ông Truyền xây dựng hoành tráng tại xã Sơn Đông, TP.Bến Tre (tổng diện tích sàn 1.226,61 m2, trên diện tích 16.567,4 m2, tổng chi phí xây dựng 11 tỉ đồng), gây phản cảm và tạo dư luận xấu trong xã hội - Ảnh: Khoa Chiến

Chi phí cơ hội, thời gian sử dụng những nhà đất mà ông chiếm dụng có thể tính ra tiền. Đó là tài sản của dân, là tài sản công chứ là cái gì nữa? Còn việc ông bổ nhiệm hàng loạt quan chức chưa đủ trình độ, sai với quy chế, gây ra bao nhiêu thiệt hại cho nước, cho dân sẽ gọi là gì? Gọi là sai phạm e rằng chưa đủ. Thiệt hại do hành động đó của ông tính ra còn lớn hơn nhiều so với những thiệt hại từ nhà và đất công do ông chiếm dụng.

Trong bài Ông Trần Văn Truyền đã 'phản bội niềm tin của công chúng trên Thanh Niên Online ngày 22.11, tôi đã từng nói ông Truyền còn tệ hơn viên phi công say rượu trong phim Chuyến bay. Viên phi công trong hoàn cảnh thuận lợi để nói dối đã thành thật với chính bản thân mình và công luận. Còn ông Truyền không bao giờ nói sự thật cho đến khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng điều tra và phanh phui. Cho đến khi kết quả đã quá rõ ràng, ông cũng không hối lỗi và nói một câu nào “nghe cho được”.

Theo bài Ông Trần Văn Truyền: Hỏi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đi nghen! trên báo điện tử Một Thế Giới ngày 27.11, ông Truyền nói: “Bây giờ, anh hỏi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đi nghen”. Và ông còn nói với phóng viên: “Làm gì mà báo chí phải quan tâm mấy chuyện này(?)”. Chẳng lẽ đến bây giờ ông không nhận thấy mình đã quá sai. Sao ông không công khai nhận lỗi của mình, và công khai xin lỗi nhân dân, mà lại tỏ ra vẻ vô tội.

Tôi và nhiều người dân sẽ cảm thấy rất là thất vọng nếu ông Trần Văn Truyền không bị xử lý tội danh “tham nhũng”. Đây là một cơ hội tuyệt vời để Đảng và Nhà nước thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của mình. Các vị lãnh đạo hay nói, dạo này có nhiều “sâu” và rất tinh vi. Bây giờ đã có sâu bị lộ, tại sao chúng ta không xử đến nơi để làm gương cho các “sâu” khác.

Cho dù ông Truyền có bị xử với hình thức nào thì theo tôi, ông đã “tham nhũng nhân cách”. Đây là một cụm từ tôi mới nghĩ ra để diễn tả hành động của ông Truyền và những cán bộ quan chức tham nhũng chưa “lộ” và chưa bị xử đúng mức về hành vi của mình. Họ đã  lợi dụng quyền hành và vị thế đặc biệt để “ăn cắp” nhân cách, phẩm chất của chính mình. Đảng sẽ kiểm điểm những ông này về những sai phạm, nhân dân sẽ lên án và chê trách họ về những việc họ làm, riêng cái tội “tham nhũng nhân cách” thì lịch sử sẽ là vị quan tòa nghiêm khắc nhất dành cho họ.

Lâm Minh Chánh*

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân tại TP.HCM

>> Trao kết luận kiểm tra vi phạm về nhà, đất của ông Trần Văn Truyền
>> Tổng thanh tra Chính phủ: Ông Trần Văn Truyền 'mới có dấu hiệu vi phạm tài sản
>> Còn nhiều câu hỏi liên quan 'vụ ông Trần Văn Truyền
>> TP.HCM quyết định thu hồi nhà đã bán cho ông Trần Văn Truyền
>> Tiến hành thu hồi nhà đất cấp sai cho ông Trần Văn Truyền
>> Nói và làm' của ông Trần Văn Truyền
>> Ông Trần Văn Truyền đã 'phản bội niềm tin của công chúng
>> ‘Sai phạm của ông Trần Văn Truyền ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước’
>> Yêu cầu thu hồi nhà, đất ông Trần Văn Truyền
>> Kiểm tra tài sản nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.