Quyền 'sống thử'

02/01/2014 08:45 GMT+7

Tôi không khuyến khích các bạn "sống thử" nhưng tôi lại cho rằng đó là quyền của mỗi người mà xã hội cần tôn trọng. Đó cũng là một quyền cá nhân mà người khác cần phải tôn trọng.

Tôi không khuyến khích các bạn "sống thử" nhưng tôi lại cho rằng đó là quyền của mỗi người mà xã hội cần tôn trọng. Đó cũng là một quyền cá nhân mà người khác cần phải tôn trọng. 


"Sống thử" là quyền của mỗi người - Ảnh: Shutterstock

Chủ nhật tuần trước tôi có về quê thăm bố mẹ. Tôi được nghe mẹ tôi kể câu chuyện về một bạn nữ sinh hiện đang thuê nhà trọ tại nhà tôi. Chả là bạn nữ này có người yêu bằng tuổi và xin phép mẹ tôi cho phép bạn trai chuyển đến ở cùng nhà trọ. Câu chuyện tưởng chừng như quá phổ biến, quá quen thuộc ở các thành phố lớn nhưng lại là một chuyện khá nghiêm trọng ở quê tôi hay đơn giản hơn trong cách nghĩ của mẹ tôi.

 
Nếu như bạn sống thử mà vẫn quyết định cưới nhau, sống thử mà không nạo phá thai, vứt bỏ con cái hay đơn giản hơn chia tay trong êm đềm… thì tôi nghĩ chẳng ai có thể lên án điều gì, kể cả ở góc độ pháp luật và đạo đức

Mẹ tôi không đồng ý cho người yêu bạn nữ trên chuyển đến ở cùng. Mẹ tôi nhiệt tình khuyên bảo bạn nữ đó y như khuyên bảo con gái mình: “Cháu còn trẻ, đang là sinh viên năm thứ 3 về đây thực tập bác coi cháu như con trong nhà, bác khuyên cháu thật lòng là con gái phải biết giữ mình, không nên để điều tiếng gì về sau rồi khó lấy chồng…”.

Tuy nhiên, theo tôi, đó lại là một sự quan tâm thái quá và có phần không cần thiết của mẹ tôi.

Tôi nghĩ việc “sống thử” đó là quyết định của cả hai bạn trẻ đó bởi cả hai bạn đã 21 tuổi, có nghĩa là đã thừa tuổi mà pháp luật quy định là người “thành niên”. Theo tôi được biết, việc sống thử không vi phạm pháp luật nếu cả hai chưa có vợ hoặc chồng . Chỉ trong những trường hợp nhất định các bạn mới phải đi đăng ký tạm trú (theo Luật cư trú)

Nhìn rộng hơn một chút, cái nhìn của xã hội vẫn chưa thực sự “cởi mở” với vấn đề này. Tôi không khuyến khích các bạn "sống thử" nhưng tôi lại cho rằng "sống thử" là quyền của mỗi người mà xã hội cần tôn trọng (loại trừ những trường hợp bị luật cấm). Đó cũng là một quyền cá nhân mà người khác cần phải tôn trọng.

“Sống thử” như hiện nay có nhiều hệ lụy, nhiều bi kịch như: mâu thuẫn trong đời sống dễ dẫn đến cãi nhau, xô xát; các bạn trẻ chưa biết cách tự bảo vệ mình dẫn đến nạo phá thai, sinh con nhưng chưa thể nuôi dưỡng rồi bỏ con đầu đường xó chợ… Tuy nhiên, không phải ai sống thử cũng như vậy. Nếu như bạn sống thử mà vẫn quyết định cưới nhau, sống thử mà không nạo phá thai, vứt bỏ con cái hay đơn giản hơn chia tay trong êm đềm… thì tôi nghĩ chẳng ai có thể lên án điều gì, kể cả ở góc độ pháp luật và đạo đức.

Để sống thử một cách “văn minh” thì các bạn trẻ cần phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức nhất là kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản. Chúng ta vẫn phải thẳng thắn thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và hệ lụy từ những cuôc tình chớp nhoáng có “sống thử” là điều không thể chối cãi.

Phạm Nhã*

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, là một nhân viên văn phòng đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội

>> Sống thử, thiệt thân
>> Sống thử, hậu quả thật
>> Sống thử, trả giá thật
>> Mỗi năm có 70.000 trường hợp nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
>> Khởi tố cặp vợ chồng hờ chuyên đánh thuốc mê

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.