Vẫn rất cần doanh nhân vào Quốc hội

26/02/2016 00:00 GMT+7

Quốc hội khóa 13 có tới hai đại biểu là doanh nhân bị bãi nhiệm, trong đó một bị khởi tố và bắt tạm giam vì tội lừa đảo. Đây là bài học đau xót nhưng không vì thế mà hạn chế doanh nhân vào Quốc hội.

Quốc hội khóa 13 có tới hai đại biểu là doanh nhân bị bãi nhiệm, trong đó một bị khởi tố và bắt tạm giam vì tội lừa đảo. Đây là bài học đau xót nhưng không vì thế mà hạn chế doanh nhân vào Quốc hội.

Đánh giá đúng phẩm chất một đại biểu của dân không thể bằng những hào quang bên ngoài - Ảnh minh họa: ShutterstockĐánh giá đúng phẩm chất một đại biểu của dân không thể bằng những hào quang bên ngoài - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, trong khối doanh nghiệp được giới thiệu tham gia ứng cử hoặc tự đề cử, chất lượng xem ra chưa tốt. Trong số đó, có tới 2 đại biểu bị bãi nhiệm, một trong 2 người này bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân.
Nhân việc chúng ta đang chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới, hãy tìm nguyên nhân vì sao lại vậy? Để không vì thế mà hạn chế số lượng doanh nhân tham gia nhiệm kỳ này, đảm bảo quyền tự do, dân chủ trong bầu cử... Và trên hết, có được người tài giỏi thực sự giúp nước...
Từ câu chuyện của đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bãi miễn và bị pháp luật khởi tố và bắt giam, ta sẽ ngộ ra nhiều điều.
Nếu Quốc hội khoá 13 được bầu vào tháng 4.2011 thì ngay vào khoảng thời gian đó, "tập đoàn" Housing Group của bà Thu Nga đã có chuyện rồi. Lúc đó, số nhà 152 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội, trụ sở của Housing, đã có không ít khách hàng "hỏi thăm", thắc mắc tiến độ xây dựng dự án B5 Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lúc đó đã chậm so với cam kết nhưng không có cách nào hay. Song, họ không tìm nổi vì doanh nghiệp này đã chuyển đi khỏi đây mà không hề thông báo. Hàng trăm khách hàng đã trở thành nạn nhân của bà Thu Nga kể từ năm đó. Ấy vậy mà sao bà ta lại được hiệp thương giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 13? Và đây cũng là thời gian bà là đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016. Phải chăng, do bà ta có tư cách là đại biểu HĐND thành phố rồi nên khâu thẩm tra trở nên dễ dãi?
Cái quan trọng với một doanh nghiệp và uy tín của một doanh nhân, theo tôi cần thẩm tra ở khâu doanh thu có tương ứng với thuế nghĩa vụ (vài ba năm gần nhất) mà họ đã nộp cho ngân sách? Có minh bạch không? Thái độ và trách nhiệm xã hội ở địa bàn họ hoạt động thế nào? Có tích cực và nhiệt huyết tham gia đóng góp thiện nguyện không? Có phải là người thích đánh bóng thương hiệu và cá nhân không?... Nếu chỉ nhìn vào những cái mác chức danh ghi đầy "cạc" mà đã vội tin thì thật tai hại vô cùng.
Kiểm tra tài chính vài năm qua của tập đoàn này, người ta phát hiện ra các báo cáo tài chính thường niên đều thiếu trung thực. Việc ký kết hợp đồng mua nhà với 7- 8 trăm người cũng có vẻ dễ dàng bởi bà ta đã tạo được lòng tin với cái mác chức danh "nhiều như quân Nguyên". Nào là phó trưởng ban điều hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam khu vực miền Bắc - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng); Chủ tịch CLB Vườn ươm doanh nhân - Hội LHTN TP.Hà Nội; cùng một loạt chức danh rất hoành tráng như: Thành viên Tổ chuyên gia liên ngành - Ban Chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà và thị trường bất động sản, ủy viên thường vụ BCH Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ủy viên tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa LB Đức, phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi TP.Hà Nội và ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ủy viên Ban thường trực nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam...
Chính những thứ danh này mà các nhà đầu tư bị sập bẫy. Ngay với tổ chức hiệp thương Quốc hội cũng bị những thứ trên làm cho chủ quan để bà Thu Nga "đánh võng " mà không hay biết. Cái quan trọng với một doanh nghiệp và uy tín của một doanh nhân, theo tôi cần thẩm tra ở khâu doanh thu có tương ứng với thuế nghĩa vụ (vài ba năm gần nhất) mà họ đã nộp cho ngân sách? Có minh bạch không? Thái độ và trách nhiệm xã hội ở địa bàn họ hoạt động thế nào? Có tích cực và nhiệt huyết tham gia đóng góp thiện nguyện không? Có phải là người thích đánh bóng thương hiệu và cá nhân không?... Nếu chỉ nhìn vào những cái mác chức danh ghi đầy "cạc" mà đã vội tin thì thật tai hại vô cùng.
Thực tế cũng cho thấy, càng có nhiều dấu má xác nhận trong một bộ hồ sơ thì càng dễ chủ quan, dễ tin nhau nên ký theo ...
Tôi xin nhắc lại lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông xuống tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội vào lúc Quốc hội vừa bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga. Theo ông,"việc từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay, có hai vị nữ doanh nhân bị bãi nhiệm là bài học cho công tác chọn nhân sự sắp tới", bởi “nếu không cẩn thận thì lại đi vận động, che giấu những việc làm khuất tất”.
Có lẽ đây là bài học xương máu cho việc lựa chọn và giới thiệu nhân sự cho Quốc hội khoá 14 sắp tới.
Tuy nhiên, với một nền kinh tế hội nhập ngày càng khác trước, việc cơ cấu nhân sự tham gia đại biểu Quốc hội là doanh nhân vẫn là việc cần thiết. Họ là những con người của thực tiễn, lại va vấp nhiều, có khi phải trả "học phí" cao cho nhiều lần sai lầm trên thương trường thì mới trưởng thành. Cái đó quý vô cùng.
Chúng ta phải tìm cho được những doanh nhân có tầm hiểu biết sâu rộng, hội nhập với kinh tế thế giới sớm; là người khiêm tốn, ít làm PR cho mình dù đã làm việc thiện rất nhiều; con người đó lại phải công tâm khi được đảm trách công việc thay mặt khối doanh nghiệp tham gia Quốc hội. Những đại biểu đó không được để lợi ích nhóm chi phối và biết tránh đi "cái tôi" khi đề xuất các sự việc, nhất là khâu làm Luật có liên quan đến mảng kinh doanh của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.