(TNO) Trong hai ngày 22 và 23.1.2014, Hội sở hữu trí tuệ TP.HCM đã kết hợp với Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) đã tiến hành khảo sát về cách thức tư vấn, kinh doanh phần mềm bản quyền tại một loạt các hệ thống bán lẻ máy tính lớn trên địa bàn TP.HCM như Phong Vũ, Nguyễn Kim, FPT, Pico...
Ông Nguyễn Mạnh Quý, Trưởng đại diện Cục bản quyền tại TP.HCM đang trực tiếp đi kiểm tra tại các siêu thị điện tử
|
Kết quả, có đến hơn 80% các cửa hàng nắm rõ kiến thức về Luật sở hữu trí tuệ cũng như những rủi ro từ việc sử dụng phần mềm không có bản quyền...
Theo ông Nguyễn Mạnh Quý, Trưởng đại diện của Cục bản quyền tại TP.HCM, nhờ các hoạt động tích cực chống vi phạm phần mềm bản quyền trong những năm qua mà tỷ lệ vi phạm bản quyền máy tính ở Việt Nam đã giảm từ 92% xuống còn 81%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn cao (so với ngưỡng trung bình 60%) của khu vực nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng.
Được biết, việc vi phạm phần mềm bản quyền không chỉ mang lại rủi ro về kinh tế và đầu tư cho doanh nghiệp, người tiêu dùng như mất hết dữ liệu, lộ thông tin tài khoản ngân hàng, bí mật thương mại... mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chưa kể những rủi ro về mặt pháp lý mà người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu sử dụng phần mềm không có bản quyền
Theo bà Rebecca Hồ, Giám đốc sở hữu trí tuệ của Microsoft, tất cả người dùng máy tính nên rèn luyện thói quen cẩn trọng như thường xuyên cập nhật và sử dụng phần mềm máy tính chính hãng, bật tường lửa, sử dụng các chương trình diệt virus hoặc công nghệ bảo vệ máy tính khỏi mã độc.
>> Hàng loạt hãng bị cáo buộc vi phạm bản quyền bảo mật hai lớp
>> VN có tiến triển tốt trong chống vi phạm bản quyền phần mềm
>> Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN kêu cứu vì bị xài chùa bản quyền
>> Microsoft VN kiện vi phạm bản quyền phần mềm
>> Một công ty bị kiện vi phạm bản quyền phần mềm
Bình luận (0)