Ông bầu Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Ngô Nguyễn |
* Giải vô địch quốc gia sẽ đổi tên thành Giải Ngoại hạng
Gay gắt, kịch tính và bất ngờ đến phút cuối là diễn biến của Hội nghị Chủ tịch các CLB bóng đá tham dự giải vô địch quốc gia và hạng nhất 2012 diễn ra vào hôm qua 29.9.
* Giải vô địch quốc gia sẽ đổi tên thành Giải Ngoại hạng
Gay gắt, kịch tính và bất ngờ đến phút cuối là diễn biến của Hội nghị Chủ tịch các CLB bóng đá tham dự giải vô địch quốc gia và hạng nhất 2012 diễn ra vào hôm qua 29.9.
Điểm nhấn đáng chú ý nhất là để thay thế Ban tổ chức giải, VFF và các ông bầu đã đi đến thống nhất sẽ thành lập Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF), mà theo như lời Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ, “bóng đá VN chính thức bước vào giai đoạn lịch sử mới”.
VFF không phải “ngáo ộp”
Hội nghị khởi đi với tính chất căng thẳng như một “trận đấu” giữa một bên chuyên tấn công là các ông bầu và một bên chuyên về phòng thủ - VFF. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai, chỉ trích nặng nề: “Bóng đá VN đã xuống cấp rất trầm trọng nhưng VFF có dám thay đổi một cách quyết liệt cơ cấu hay không, có dám mạnh dạn cải tổ hay không? Chúng tôi đã chán ngắt những cái cũ, cái lỗi thời, yếu kém lắm rồi. Chính phủ còn dám tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc những tập đoàn yếu kém. Vậy tại sao VFF không thể tái cấu trúc từ BTC giải đến Ban kỷ luật hay Hội đồng trọng tài?”.
Bầu Đức đã gay gắt: “Tôi nói thật, tôi không bao giờ bỏ bóng đá nhưng tôi sẵn sàng bỏ V-League ngay ngày mai để làm riêng nếu VFF không chịu cải tổ? Mà nếu có thì phải càng sớm càng tốt. Tôi đầu tư bóng đá sang Lào, sang Campuchia, và Arsenal tôi còn mua được... Làm sao tôi lại không thể bỏ tiền đóng góp cho V-League? Nếu cảm thấy chưa làm được tốt thì lùi hẳn lại một mùa giải, hà cớ gì cứ phải tổ chức khi mọi thứ còn bung bét. Chúng tôi không muốn phản bội VFF nhưng không thể để sự yếu kém tồn tại hết năm này đến năm khác. Và các CLB muốn thay đổi cả cục diện chứ không phải thay đổi cá nhân nào đó để đối phó dư luận”.
Ông Nguyễn Chí Kiên - Chủ tịch CLB bóng đá TP.HCM, cũng bày tỏ: “Tôi làm bóng đá thật đấy nhưng cũng không biết giải đi về đâu? Rất nhức nhối vì chúng ta không kiểm soát được tình hình, thiếu sót lớn về khâu làm thương hiệu hình ảnh bóng đá VN khiến các nhà tài trợ từ bỏ. Nếu cần, giải đấu cũng nên chậm lại một mùa”. Chủ tịch Võ Quốc Thắng của Đồng Tâm Long An trăn trở: “Lắm lúc muốn rút khỏi bóng đá nhưng lại bị tiếng là thiếu trách nhiệm, nhưng ở lại thì chưa biết tương lai bóng đá VN thế nào?”.
Chính phủ còn dám tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc những tập đoàn yếu kém. Vậy tại sao VFF không thể tái cấu trúc từ BTC giải đến Ban kỷ luật hay Hội đồng trọng tài? |
||
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai |
||
Còn ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch CLB Hà Nội ACB, mềm mỏng nhưng lời lẽ sắc sảo: “VFF không phải con "ngáo ộp" để dọa các CLB. VFF không phải là cấp trên, không phải cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tại, 14 CLB V-League bỏ tổng cộng 1.000 tỉ/năm để làm bóng đá nhưng hình ảnh bóng đá VN vẫn kém, đó là sự lãng phí lớn”.
Tạm hủy bỏ bầu trưởng giải
“Hiệp 2” vẫn rất nóng nhưng chiều hướng đã cân bằng hơn khi các CLB nhất trí “không bới lại quá khứ của VFF mà cùng nhìn về một hướng”. Bầu Kiên trình bày khá tỉ mỉ đề án thành lập Công ty VPF mà theo ông: “Tôi mất 2 tiếng để soạn thảo và mất thêm 1 tiếng nữa để thảo luận thống nhất với các ông bầu khác như anh Đức, anh Thắng, anh Trường, anh Đệ, anh Tiến Anh”. Tác giả chính của đề án cho hay: “Tôi đã tham khảo mô hình công ty điều hành giải đấu ở nhiều nước và chưa nước nào thất bại. Không chỉ mang lại lợi nhuận cho các CLB, VFF mà đội ngũ giám sát, trọng tài cũng hưởng lợi. Trọng tài có thể hưởng lương 30 triệu đồng mỗi tháng...”.
Trước sự đồng thuận của các CLB, các quan chức VFF cũng đã bị thuyết phục hoàn toàn, và thậm chí, Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đã hủy một kế hoạch rất quan trọng trong kịch bản chương trình: “Bài toán về công tác điều hành V-League đã có lời giải và chúng ta không cần bầu người đứng đầu BTC ngay hay trưởng ban trọng tài vào thời điểm này nữa. VFF sẽ phối hợp với 6 CLB sáng lập ra đề án để thành lập tổ công tác và sau đó triển khai ngay khâu chuẩn bị. Ngày 25 hoặc 28.10 tới, tại Đại hội thường niên VFF, tổ công tác sẽ trình dự án rất hấp dẫn này. VFF cũng sẽ sửa đổi cả điều lệ và Quy chế bóng đá chuyên nghiệp vì sự ra đời của Công ty VPF. Giải vô địch quốc gia sẽ đổi tên thành Ngoại hạng. Đây có thể coi là bước ngoặt mang tính lịch sử của bóng đá VN. Sau khi chính thức ra đời, công ty sẽ lập trưởng giải cũng không muộn”.
Thuê tổng giám đốc ngoại, tại sao không?
Trả lời Báo Thanh Niên, ông Lê Hùng Dũng nói: “VFF sẽ cử người tham gia công ty. Có thể VPF sẽ có 2 ban giám đốc, một để điều hành giải Ngoại hạng (V-League), một của giải hạng nhất. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và không nhất thiết phải là người của VFF mà có thể thuê. Thậm chí thuê người nước ngoài, vì chúng ta đã có cầu thủ ngoại, tại sao không thuê tổng giám đốc ngoại? Mức lương của Tổng giám đốc từ 10 đến 15 ngàn USD/tháng. Nếu không làm được việc, sẽ bị sa thải”.
Tổng cục TDTT cam kết sẽ ủng hộ VPF Kết thúc hội nghị các ông “bầu”, ông Phạm Văn Tuấn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, đã khẳng định: “Tôi cho rằng, VFF không phải là những người bảo thủ mà chỉ là chưa theo kịp xu thế phát triển của bóng đá VN vì còn ràng buộc bởi cơ chế. Trong quá trình phát triển, đôi khi cũng phải cần đến sự trả giá để bóng đá VN đi lên mạnh mẽ hơn. Sau những sai sót đã qua, VFF cần phải giải quyết tận gốc rễ vấn đề chứ không chỉ là BTC giải. Tổng cục TDTT cam kết sẽ ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho những sự thay đổi tích cực của VFF, trong đó có sự ra đời của VPF. Đây là lúc VFF và các chủ tịch CLB bước vào một chiến tuyến để cùng nhau làm ăn phát tài!”. |
V-League có Hội đồng quản trị Chức năng chính là điều hành giải chuyên nghiệp tại VN, VPF có vốn điều lệ gần 22 tỉ đồng. VPF được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và thực hiện các quy định của VFF và FIFA. Cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty VPF là Đại hội cổ đông. Các cổ đông bầu Hội đồng quản trị, từ 9 đến 11 thành viên, trong đó đảm bảo số thành viên đại diện VFF và số thành viên đại diện các câu lạc bộ theo tỷ lệ 35/65. |
Lan Phương
Bình luận (0)