Tranh cãi về kế hoạch 'loại' xe xăng, phủ xe điện

14/05/2022 06:15 GMT+7

Nhiều bạn đọc ủng hộ việc TP.HCM lên kế hoạch 'loại' xe xăng, phủ xe điện , nhưng nhiều người khác lại cho rằng trước mắt nên giải quyết những tồn tại về giao thông, phát triển giao thông công cộng thật tốt.

Như Thanh Niên đã thông tin, “TP.HCM lên kế hoạch ‘loại’ xe xăng, phủ xe điện” là chủ đề chính của Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu “Kế hoạch phát triển giao thông vận tải bằng phương tiện giao thông điện tại TP.HCM” được tổ chức chiều 12.5.

Tại hội thảo, đánh giá về thực trạng của TP.HCM, GS-TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Trưởng nhóm tư vấn dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á - NDC TIA”, chỉ rõ: Đến thời điểm hiện tại, TP.HCM vẫn chưa đặt ra mục tiêu cụ thể đối với thị phần phát triển giao thông điện. Ô tô, xe máy là phương tiện chính, đáp ứng tới 86,35% nhu cầu đi lại của người dân…

Giao thông là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn tại TP.HCM

CHANGE CUNG CẤP

Sau các dữ liệu, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm năng, nhóm tư vấn kiến nghị lộ trình phát triển phương tiện giao thông điện cho TP.HCM gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ 2022 - 2030) là giai đoạn khởi động: Đặt mục tiêu tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2030 đạt 20% với mô tô/xe máy/xe ô tô con; 10% với taxi; và 50% với xe buýt.

- Giai đoạn 2 (từ 2030 - 2040) là giai đoạn tăng trưởng nhanh: Tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2040 đạt 50% với mô tô/xe máy; 60% với xe ô tô con; 20% với taxi; và 100% với xe buýt.

- Giai đoạn 3 (từ 2040 - 2050) là giai đoạn tăng trưởng ổn định. Lúc này, tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2050 đạt 90% với mô tô/xe máy/xe ô tô con; 60% với taxi; và 100% với xe buýt.

Ủng hộ phủ xe điện, “loại” xe xăng

Nhiều bạn đọc (BĐ) ủng hộ kế hoạch trên, trong đó BĐ Anh Huy Vũ Nguyễn chia sẻ: “Tôi ủng hộ 100% chủ trương này của TP.HCM. Cần chuyển dịch từ xe xăng và dầu qua xe điện chứ đừng nghĩ đến chuyện cấm xe máy để giảm khí thải hay giảm tắc đường. Bên cạnh đó, hy vọng sắp tới hệ thống giao thông công cộng bằng điện cũng được đầu tư để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nhất là người ở quận ven đi vào trung tâm học tập và làm việc”.

Cùng ý kiến, BĐ Loi Do cho biết: “Cứ bán xe giá cả phải chăng, thời gian sử dụng pin lâu lâu là người dân tự nhiên chuyển qua dùng xe điện à”.

BĐ npink989 góp ý: “Muốn vậy thì nên từ từ xây dựng các trạm sạc điện. Ngoài ra, nên khuyến khích sản xuất các dòng xe điện ít tốn năng lượng, có thể sử dụng cho các chặng đường dài”.

Hãy phát triển tốt giao thông công cộng

Trong khi đó, nhiều BĐ khác lại dè dặt, cho rằng trước mắt TP.HCM cần chú ý giải quyết những tồn tại, cần phát triển tốt hệ thống giao thông công cộng. BĐ Andy Quách đề nghị: “Dẹp xe quá hạn sử dụng thì có vẻ khả thi hơn. Bên cạnh đó, nên áp dụng tiêu chuẩn khí thải như châu Âu, Mỹ đối với xe mới sản xuất. Mình cứ mãi lẹt đẹt đi sau thì đừng mong bớt ô nhiễm”.

BĐ Linh chia sẻ: “TP.HCM trước mắt phải làm sao để hệ thống giao thông công cộng mạnh lên, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Lúc đó người dân chẳng cần xe máy nữa, nói gì đến xe máy chạy xăng”.

Đề cập đến những tồn tại về giao thông của TP.HCM, BĐ Nhan Ngo cho rằng: “Kẹt xe mấy chục năm mà vẫn xử lý không xong. Kẹt xe gây biết bao phiền toái cho người dân và lãng phí cho xã hội”. BĐ Le Trung lưu ý: “Có 1 tuyến metro mà hơn 10 năm rồi còn chưa hoàn thành. Mong rằng các chuyên gia có suy nghĩ thực tế hơn”.

Nhà nước nên có chính sách trợ giá mua xe điện cho người dân để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hảo Đặng Hoàng

Sau này xử lý mấy cái bình điện bỏ đi cũng mệt. Sao không nghiên cứu phát triển xe chạy bằng ga hóa lỏng như một số xe buýt hiện nay?

Hai Nguyen Van

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.