• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Triển lãm tranh sơn mài Hoa về trong đêm

17/12/2018 05:00 GMT+7

Kiên trì gắn bó với sơn mài, đến nay,họa sĩ Trần Quốc Long tự tin sở hữu số lượng tranh sơn mài vào loại kỷ lục trong giới họa sĩ Việt. Và triển lãm Hoa về trong đêm là dịp để anh trình bày những tác phẩm mới nhất của mình. Những bức tranh được thực hiện từ họa thất của anh, ở Đà Lạt.

 Bài: Đà Thư

 

Tran Quoc Long

 

4 năm sau cuộc triển lãm cà nhân đầu tiên, Hoa về trong đêm tuyển chọn lại 32 bức tranh trong số 50 bức mà anh đã làm kỳ công thực hiện trong suốt năm 2018.

Tên triển lãm là cách gợi nhắc về sự dữ dội của thiên nhiên, của con người Thanh Hoá, của vùng đất văn minh Mường - quê hương Trần Quốc Long. Nó cũng gợi ta nhớ về một câu thơ trong bài Tây Tiến của thi sĩ Quang Dũng: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Sự dữ dội của thiên nhiên thấm vào con người sinh ra nơi vùng đất này, thấm vào cả phong cách sáng tạo. Nhưng cũng như Tây Tiến, những đóa hoa sơn mài của Hoa về trong đêmcàng dữ dội, trăn trở bao nhiêu thì càng sâu lắng, tinh tế, giàu sức sống bấy nhiêu.

 

Hoa ve trong dem 1

 

Hoa ve trong dem 6

 

Từ nhỏ Trần Quốc Long đã rất mê vẽ, nhưng để cầm được tấm bằng của Đại học Mỹ thuật Việt Nam, anh mất hơn 10 năm làm đủ thứ việc không tên. Anh đã phải vượt lên chính mình, vượt qua các rào cản từ gia đình, dòng họ, làng xóm… trước khi nộp đơn đi thi. Gia đình muốn anh thi vào những ngành nghề ổn định, dễ sống hơn. Sau khi học ra trường, đến nay đã là triển lãm cá nhân thứ hai, Trần Quốc Long đang dần xác định địa vị cho nghiệp dĩ của mình. Anh sẵn sàng vượt qua các nhu cầu khác của bản thân để tập trung cho vẽ và vẽ.

Thời gian gần đây anh sống và vẽ tại Đà Lạt. Trong căn phòng trọ nhỏ nơi phố núi, đêm về, khi mù sương phủ kín mảnh sân, thấm đẫm từng chiếc lá trên vòm cây đuôi công trước cổng nhà, anh bắt đầu vẽ. Đó là lúc tâm hồn tĩnh lặng đối diện với sự cô độc, sự khát khao được giãi bày…, tât cả được anh chắt lọc và bày biện lên tranh. Anh trò chuyện với cuộc đời thông qua bảng màu của sơn mài. 

 

Hoa ve trong dem 15

 

Hoa ve trong dem 16

 

Trong loạt tranh này, tác phẩm của Trần Quốc Long luôn có hình bóng một người con gái, với thân hình, mái tóc và đôi tay mềm mại. Người con gái trong tranh cũng chính là hình hài cuộc sống mà hoạ sĩ muốn biểu hiện? Hình tượng ấy luôn quý phái, lộng lẫy, đẹp đẽ, khác xa vẽ thô ráp, trần trụi của chính họa sĩ. Trần Quốc Long không chọn những hình tượng cụ thể về nghèo khó, hoặc bi ai, dù điều đó dễ tạo được sự đồng cảm của người xem.

“ Sơn mài rất gò bó trong sáng tác, không thể phóng túng cầm cọ lướt qua giá vẽ, mà phải lao động nghệ thuật cật lực, chăm chỉ, miệt mài, tập trung nhưng đó là sự tập trung nhẹ nhàng như thiền định. Trường phái biểu hiện sẽ giúp tôi có thể cân bằng dược sự gò bó trong quy tắc sáng tác tranh sơn mài, nhưng vẫn có thể tự do trong tư tưởng, điều người nghệ sĩ luôn hướng đến. Vì thể tôi chọn trường phái biểu hiện”.

 

Tran Quoc Long 4

 

Triển lãm đang diễn ra đến hết ngày 19/12/2018 tại Ngôi nhà Bentley, L1,Toà nhà Landmark 81, số 720A Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

 

Top
Top