Triệt tiêu nạn 'chặt chém' đầu năm

05/02/2017 09:02 GMT+7

Không ai hỏi giá trước, mà chỉ kêu 6 tô bún riêu cua thập cẩm (trong đó có cua, ốc, thịt bò tái, đậu phụ chiên). Ăn xong tính tiền, ai cũng "giật mình” khi mỗi tô bún được “hét” giá tới 80.000 đồng.

Không ai hỏi giá trước, mà chỉ kêu 6 tô bún riêu cua thập cẩm (trong đó có cua, ốc, thịt bò tái, đậu phụ chiên). Ăn xong tính tiền, ai cũng "giật mình” khi mỗi tô bún được “hét” giá tới 80.000 đồng.
Cứ vào đầu năm mới, những người kinh doanh hàng ăn uống lại "tát nước theo mưa". Họ vin vào cớ ngày tết giá nguyên liệu thực phẩm đắt đỏ, nhân công phục vụ cao... để lấy giá quá đắt. Người cô ruột của tôi hôm mùng 3 tết đi lễ Phủ Tây Hồ cũng bị chủ quán bún ốc "chặt" 100.000 đồng/tô chỉ với vài con ốc cắt nhỏ, một nhúm bún lèo tèo vơ vài đũa đã hết, trong khi ngày thường giá không đến 25.000 đồng/tô.

tin liên quan

Nơi độc nhất ở Sài Gòn 3 anh em sửa xe miễn phí ngày ngập nước
Trong một ngày ngập nước đầu tháng 10, lo sợ người dân Sài Gòn sửa xe bị chặt chém, bỗng đâu xuất hiện 3 anh em tốt bụng hì hục sửa từng chiếc xe bị chết máy cho người đi qua đường mà không lấy một đồng thù lao. Câu chuyện cảm động này đã vào đề thi môn Văn.
Chuyện phải mua thực phẩm, nguyên liệu đắt đỏ hơn so với ngày thường có thể là thật, thuê nhân công giá cao hơn trong những ngày tết cũng không sai, vì vậy mỗi tô bún, bát phở, suất ăn... tăng giá lên độ 5 - 10% thì cũng chấp nhận được.
Đằng này, rất nhiều chủ quán nhân cơ hội tết để tăng giá lên quá cao. Còn nhớ, tết năm ngoái khi đi hội chùa Hương, tôi vào quán ăn một tô phở mà phải móc túi trả 70.000 đồng, trong khi người khác vào quán hỏi giá trước, họ chỉ phải trả có 30.000 đồng.
Mới đây, khi đọc được thông tin về tình trạng các chủ quán hàng ăn tại khu vực Hồng Lý, thị xã Phủ Lý (Hà Nam) “chặt chém” khách ăn một bát phở tới 200.000 đồng, tôi không "ngạc nhiên" lắm, bởi một số người bạn đã kể cho tôi nghe về "điểm đen" này từ năm ngoái!
Kinh doanh ăn uống “chặt chém” là thực trạng phải nhanh chóng chấm dứt, cần chính quyền địa phương vào cuộc. Khi phát hiện thấy quán nào “chặt chém” khách quá đáng, cần nhắc nhở cảnh cáo, thậm chí cấm kinh doanh nếu cố tình vi phạm. Nếu các chủ quán tái phạm nhiều lần thì cũng có thể bêu tên, đưa thông tin lên báo chí, mạng xã hội... cho mọi người biết để tránh xa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.