
'Các nhà máy đường không chia sẻ lợi ích với nông dân'
Đó là lời nói thẳng của đại diện cho nông dân trồng mía ở Tây Ninh. Đây cũng được cho là nguyên nhân lớn nhất khiến ngành mía đường VN đang có nguy cơ “thất thủ” ngay tại sân nhà.
Do nắng hạn kéo dài nên nhiều diện tích mía của tỉnh Phú Yên bị khô héo. Trong khi nông dân đối diện sản lượng mía giảm dẫn đến thua lỗ thì các nhà máy cũng canh cánh nỗi lo “đói” nguyên liệu.
Trước viễn cảnh mù mịt của cây mía, nhiều nông dân tỉnh Trà Vinh chuyển sang nuôi trồng những loại khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không hề dễ dàng.
Hạn hán đang khiến nông dân Gia Lai bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Trong khi đó, theo nhiều dự báo hạn hán sẽ còn khốc liệt do hiện tượng El Nino hoạt động mạnh trong năm 2019.
Một tấn mía chi phí thuê nhân công đốn hết 370.000 đồng nhưng giá bán chỉ 350.000 đồng, thậm chí không tìm được người mua... khiến nông dân trồng mía ở H.U Minh Thượng (Kiên Giang) lỗ nặng.
Đường nội tồn kho tại các nhà máy hơn 620.000 tấn cộng với giá giảm thấp đã khiến ngành mía càng thêm chật vật.
Hàng trăm hộ dân trồng mía tại 2 huyện Trà Cú, Tiểu Cần (Trà Vinh) bị thua lỗ nặng, nhiều hộ phải cầm cố hoặc bán đất để trả nợ.
Đường nội tồn kho, mía không tiêu thụ được, nông dân gặp khó vì đường lỏng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh. Loại đường này đang trở thành nguyên liệu phổ biến trong ngành thực phẩm.
Nhiều nông dân các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) đã và đang phá bỏ ruộng mía để trồng sắn.
Ngày 12.4, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết sắp tới sẽ “niêm phong” nhà máy chế biến đường của Công ty CP đường Bình Định (Bisuco, ở xã Tây Giang, H.Tây Sơn, Bình Định) do liên tục bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo các yếu tố bảo vệ môi trường.
Ngày 12.4, UBND H.Tây Sơn (Bình Định) cho biết đã có văn bản gửi Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đề nghị thu mua mía nguyên liệu trên địa bàn, hoàn thành thu hoạch trước ngày 30.4.
Trong vụ mía 2018, Nhà máy đường Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã đưa vào hoạt động cỗ máy thu hoạch mía được coi là đầu tiên tại Khánh Hòa (ảnh).