“Nó phá hoại sự ổn định chiến lược”, thiếu tướng Chu Thành Hổ thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc đề cập đến lá chắn tên lửa được Mỹ phát triển.
“Chúng tôi phải duy trì năng lực răn đe”, ông Chu nói với Reuters bên lề một cuộc hội thảo về giải trừ hạt nhân.
|
Mỹ vốn chi khoảng 10 tỉ USD mỗi năm để phát triển, thử nghiệm và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, vốn bao gồm lá chắn tên lửa ở châu u.
Hệ thống cũng bao gồm các tên lửa đánh chặn lắp đặt trên các tàu chiến có thể được triển khai tại Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương cộng với các tên lửa đánh chặn trên mặt đất ở bang Alaska và California.
Mỹ khẳng định hệ thống ở châu u nhằm mục đích chống lại mối đe dọa tiềm tàng từ Iran.
Tuy nhiên, Nga lập luận các tên lửa đánh chặn mà Mỹ và NATO triển khai có thể tiêu diệt những đầu đạn hạt nhân của họ vào khoảng năm 2018, xô đổ cán cân quyền lực thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Tướng Chu là người từng gây tranh cãi vào năm 2005 khi gợi ý Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột tiềm tàng tại eo biển Đài Loan.
Trung Quốc “sẽ phải hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân” vì việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa “có thể giảm năng lực răn đe hạt nhân” của nước này, ông Chu phát biểu tại hội thảo.
Sơn Duân
>> NATO chi 1 tỉ USD cho lá chắn tên lửa
>> Nga thử thành công tên lửa xuyên thủng lá chắn tên lửa
>> NATO kích hoạt lá chắn tên lửa
>> Ấn Độ sẵn sàng triển khai lá chắn tên lửa
>> Nga dọa tấn công phủ đầu lá chắn tên lửa của NATO
>> Mỹ muốn xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Á
>> Iran dọa tấn công lá chắn tên lửa của NATO
Bình luận (0)