(Tin Nóng) Chỉ trong 3 năm, tốc độ phát triển tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tăng 25%, không nước nào trên thế giới sánh được. Hiện số lượng tàu hải cảnh của Trung Quốc nhiều hơn tàu cảnh sát biển Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines cộng lại, theo báo cáo mới nhất của Tình báo Hải quân Mỹ.
|
Báo New York Times ngày 10.4 cho biết Tình báo Hải quân Mỹ vừa đưa ra báo cáo (lần đầu tiên trong 9 năm) về lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển Trung Quốc, nhận định rằng Trung Quốc hiện có hạm đội tàu hải cảnh lớn nhất thế giới với 205 chiếc, gồm 95 chiếc tàu cỡ lớn (lượng choán nước trên 1.000 tấn) và 110 tàu cỡ vừa (từ 500 - 1.000 tấn), hơn hẳn toàn bộ số lượng tàu cảnh sát biển của Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại.
Lực lượng tàu hải cảnh thuộc Hải giám Trung Quốc được xem là cánh tay nối dài của hải quân Trung Quốc. Hải quân Mỹ cũng cho biết Trung Quốc sử dụng các tàu hải cảnh là lực lượng chủ yếu để tuần tra ở Biển Đông.
Báo cáo của Tình báo Hải quân Mỹ cho hay chỉ trong 3 năm, từ 2012 đến hết năm 2015, Hải giám Trung Quốc nhận hơn 30 tàu tuần tra cỡ lớn và hơn 20 tàu tuần tra vũ trang, mức tăng hơn 25% và không có lực lượng cảnh sát biển nào trên thế giới có được sự phát triển này.
Hải quân Trung Quốc cũng đang gia tăng số lượng tàu chiến, tàu ngầm các loại để đến năm 2020 có đủ khả năng tác chiến tầm cỡ toàn cầu. Năm 2014, số lượng tàu chiến được đóng, hạ thuỷ và bàn giao là hơn 60 chiếc, dự kiến năm 2015 cũng tương tự. Hải quân Mỹ cũng nhận định rằng trong 2 năm 2013 - 2014, Trung Quốc hạ thuỷ nhiều tàu chiến hơn bất cứ nước nào trên thế giới, và khuynh hướng này còn gia tăng trong các năm 2015 - 2016.
Hải quân Mỹ đang đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương, và Washington ngày càng lo ngại về sức mạnh hải quân Trung Quốc khi nước này tiến hành cải tạo đất và xây đảo nhân tạo ở các bãi đá chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Các đảo nhân tạo này sẽ phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có việc thiết lập khả năng phòng thủ quân sự trên Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, theo như tuyên bố lần đầu tiên về mục đích quân sự của các đảo này do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra ngày 9.4.
|
Hải quân Mỹ cũng lưu ý rằng dù kinh tế đang phát triển chậm lại, Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng chi tiêu cho quốc phòng năm 2015 ở mức tăng trưởng 2 con số, lên 141,5 tỉ USD (tăng 10% so năm 2014).
Nhằm đạt được tham vọng cường quốc biển, Trung Quốc sẽ đóng thêm nhiều tàu sân bay, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tàu đổ bộ có sân bay trực thăng.
Báo chí Trung Quốc mới đây đưa tin nước này đã hạ thuỷ 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp 093G, phát triển tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm YJ-18. Có 1 trong 3 tàu ngầm mới này trang bị các ống phóng tên lửa thẳng đứng có thể phóng YJ-18.
Theo giáo sư Lyle J. Goldstein của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, các tên lửa YJ-18 cùng tên lửa diệt hạm YJ-12 phóng từ máy bay đang là mối đe doạ lớn cho Hải quân Mỹ, vì khó đánh chặn loại tên lửa có tốc độ siêu âm này.
Còn giáo sư Andrew S. Erickson, Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ viết trên warontherocks.com ngày 10.4 rằng, câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh sẽ có thể dàn xếp đến mức độ nào về một tư thế gây áp lực lên các nước láng giềng trong vùng biển gần, trong khi tìm cách bảo vệ các lợi ích đang gia tăng và xa hơn là muốn được xem như một nhà lãnh đạo toàn cầu.
|
Anh Sơn
>> Trung Quốc không nên gạt các nước sang một bên về Biển Đông
>> Nhật Bản cần 800 tên lửa Tomahawk để đối phó tên lửa Trung Quốc
>> Mỹ phản đối Trung Quốc xây ‘trường thành cát’ trên Biển Đông
>> Báo Trung Quốc giảm nhẹ nỗi lo về lực lượng tàu ngầm Việt Nam
>> Máy bay P-8 Mỹ theo dõi tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông
>> Ấn Độ lo ngại các đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa
>> Tổng thống Indonesia: Trung Quốc không có cơ sở pháp lý với Biển Đông
>> Thêm ảnh vệ tinh mới nhất các đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa
>> Báo Mỹ: Hải quân Trung Quốc chẳng làm Mỹ lo lắng
>> Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc thực sự là bao nhiêu ?
Bình luận (0)