Trung Quốc và tham vọng chuỗi cảng

27/02/2013 04:00 GMT+7

Theo giới chuyên gia, đang có nhiều lo ngại khi Trung Quốc mở rộng hiện diện tại nhiều hải cảng chiến lược ở nước ngoài.

Theo giới chuyên gia, đang có nhiều lo ngại khi Trung Quốc mở rộng hiện diện tại nhiều hải cảng chiến lược ở nước ngoài.

Hồi tuần rồi, Công ty cảng nước ngoài Trung Quốc (COPHC) chính thức nhận quyền quản lý hải cảng chiến lược Gwadar của Pakistan. Nằm ở tây nam Pakistan và ngay cửa ngõ của eo biển Hormuz, đây là tuyến vận chuyển dầu cực kỳ quan trọng của thế giới. AFP dẫn lời giới chuyên gia ước tính cảng Gwadar sẽ giúp giảm bớt hàng ngàn km khoảng cách nhập khẩu dầu khí từ châu Phi và Trung Đông vào Trung Quốc.

Bao vây Ấn Độ ?

Giới chức Pakistan khẳng định cảng Gwadar chỉ phục vụ cho hoạt động kinh tế, đồng thời bác bỏ những tuyên bố quan ngại của nước láng giềng Ấn Độ về chuyển quyền quản lý cho Trung Quốc. Tuy nhiên, theo báo The Dawn, quan hệ Pakistan - Trung Quốc đang rất nồng ấm, vì thế nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ được phép thực hiện mọi ý định đối với Gwadar, thậm chí biến nơi này thành căn cứ hải quân..

 Trung Quốc vừa giành quyền quản lý cảng Gwadar ở Pakistan - Ảnh: AFP
Trung Quốc vừa giành quyền quản lý cảng Gwadar ở Pakistan - Ảnh: AFP

Thực tế, Gwadar chỉ là một trong chuỗi hải cảng quan trọng mà Trung Quốc đầu tư bao quanh Ấn Độ. Theo AFP, Trung Quốc đang xây dựng một kho chứa container, hay còn gọi là cảng khô, tại Larcha (Nepal) cùng 5 cảng khác và đang nâng cấp nhiều tuyến vận tải. Bên cạnh đó, hồi tháng 6.2012, Sri Lanka đưa vào hoạt động cảng nước sâu tại thị trấn Hambantota, được xây dựng bằng vốn đầu tư và sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung Quốc. “Đến năm 2030, Hambantota dự kiến sẽ có nhà máy khí đốt hóa lỏng, cơ sở trữ nhiên liệu cho máy bay, 3 bến tàu cảng… Khi hoàn tất, cảng này hoàn toàn có thể trở thành căn cứ tiếp nhiên liệu cho hải quân nếu cần”, chuyên gia B.Raman tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc ở Ấn Độ nhận định với AFP.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang có ý định xây dựng cảng tiếp tế trên Ấn Độ Dương. Hồi cuối năm 2011, nước này tuyên bố sẽ xem xét xây cảng tiếp tế ở đảo quốc Seychelles cho các tàu hải quân nước này khi tham gia chiến dịch chống hải tặc trên Ấn Độ Dương và khu vực Hormuz. “Với nhu cầu bảo hộ và thực hiện sứ mệnh trên quãng đường dài, Trung Quốc sẽ xem xét tìm kiếm cơ sở tiếp tế tại các cảng thích hợp ở Seychelles và những nước khác”, China Daily dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay. Tuyên bố này khiến Ấn Độ rất quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ xây căn cứ quân sự tại Seychelles. Trước đó, báo The Time of India loan tin có nhiều báo cáo nói về kế hoạch của Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm ở Maldives, “sát nách” Ấn Độ, nhưng chưa có phản ứng chính thức về vấn đề này.

Lấn sang châu u

Trung Quốc cũng đang đổ tiền vào một số cảng chiến lược ở châu u với danh nghĩa tăng đầu tư, hỗ trợ các quốc gia đang gặp khủng hoảng nợ ở châu lục này. Cụ thể, Công ty tàu thuyền Trung Quốc Cosco giành quyền kiểm soát bến tàu số 2 tại cảng Piraeus của Hy Lạp từ tháng 6.2010, thông qua hợp đồng thuê trị giá hơn 4 tỉ USD trong vòng 35 năm. Với vị trí chiến lược nằm gần eo biển Bosporus, cảng Piraeus là cửa khẩu quan trọng trên tuyến đường tiếp cận Địa Trung Hải, biển Đen, Trung Á và Nga.

Theo báo The New York Times, sau khi được giao cho Cosco quản lý, bến tàu số 2 phát triển rầm rộ so với bến tàu còn lại tại Piraeus do phía Hy Lạp quản lý. Tuy nhiên, Phó giám đốc Cơ quan quản lý Piraeus Thanassis Koinis và nhiều người Hy Lạp khác cáo buộc Cosco sử dụng các nhà thầu thuê những công nhân không có kỹ năng, chỉ mang tính thời vụ và bóc lột sức lao động của họ. The New York Times dẫn lời ông Babis Giakoymelos, thành viên Ban quản lý Công đoàn công nhân khuân vác tại cảng Piraeus, còn cho rằng Cosco cắt giảm một số thiết bị bảo đảm an toàn lao động. “Họ đang mang tiêu chuẩn lao động của thế giới thứ 3 vào châu u”, ông Giakoymelos giận dữ nói. Theo China Daily, Cosco cũng đang xúc tiến dự án đầu tư vào một cảng ở thành phố Naples, miền nam Ý. Đây là một trong những cảng biển lớn nhất ở Ý nói riêng và ở Địa Trung Hải nói chung.

Reuters dẫn lời một số nhà hoạch định chiến lược châu u cho rằng các dự án đầu tư của Trung Quốc ở châu lục này không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích kinh doanh và cảnh báo tình trạng các công ty Trung Quốc bị phản đối do liên quan tới chính trị ở châu Phi có thể sẽ xảy ra tại châu u.

Văn Khoa

>> Tàu Trung Quốc lại tuần tra biển Đông
>> Công nhân Brazil chiếm tàu Trung Quốc
>> Nhật phản đối tàu Trung Quốc đến Senkaku/Điếu Ngư
>> Sẽ công bố chứng cứ vụ tàu Trung Quốc nhắm ra-đa vào tàu chiến Nhật
>> Nhật thả tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép
>> Hàn, Nhật hợp sức đối phó tàu Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.