TNO

Trường Ấn Độ từng bị điều tra vì cho học trò đi trên than hồng, thủy tinh vỡ

26/08/2015 14:58 GMT+7

(iHay) Việc để học sinh đi chân trần trên thủy tinh vỡ và than đang cháy được một trường học ở Ấn Độ coi như thời gian thiền định cho các em.

(iHay) Các buổi học yêu cầu học sinh đi chân trần trên thảm thủy tinh vỡ và than hồng được một trường học ở Ấn Độ coi như 'thời gian thiền định' cho các em.

Trường Ấn Độ từng bị điều tra vì cho học trò đi trên than hồng, thủy tinh vỡ - ảnh 1Nhân viên giáo dục cho biết việc cho học sinh đi qua than hồng, thủy tinh vỡ đã được duy trì thường niên tại trường học Ấn Độ trong nhiều năm - Ảnh: Reuters
Truyền hình Ấn Độ và nhiều tờ báo nước ngoài từng đưa tin về hoạt động ngoại khóa gây tranh cãi của trường Riverdale Academy ở phía Tây Ấn Độ vào năm 2010. Khoảng 80 học sinh, từ 9 đến 14 tuổi được cho đi trên than hồng và 110 học sinh khác đi qua thủy tinh vỡ bằng chân trần với mục đích rèn luyện sự mạnh mẽ và quyết đoán.
Ông Kalpesh Patel, giám đốc trường, cho biết đây là hoạt động ngoại khóa kéo dài 2 ngày thường niên của trường nhằm thúc đẩy mức độ tự tin cho các em, tiếp nối sau các hoạt động thể chất khác như leo núi và vượt sông. Ông Kalpesh Patel cũng khẳng định phụ huynh cho phép con em mình tham gia chương trình trại hè với những thử thách đặc biệt này. Ông Kalpesh Patel còn tiết lộ con ông chính là một trong số 80 em học sinh kia.
Đại diện trường quả quyết: “Không có ai bị thương hay cảm thấy bất kỳ đau đớn nào cả. Chúng tôi yêu cầu học sinh phải đi bộ với đôi chân trần trên than hồng và thảm thủy tinh vỡ vì nó dạy cho các em cách đối phó với nỗi sợ hãi cũng như tìm ra cách mới để vượt qua… Ban đầu các em có vẻ coi đó là chuyện bất đắc dĩ nhưng sau lại toát lên vẻ tự tin”.
Tuy nhiên, chương trình vẫn không nhận được sự ủng hộ của các nhà hoạt động vì quyền trẻ em. Bà Sandhya Bajaj - cựu thành viên của Ủy ban quốc gia bảo vệ quyền trẻ em Ấn Độ - cho rằng lẽ ra nhà trường này phải đối mặt với cáo buộc hình sự. “Đây rõ ràng là tra tấn và đối xử tàn tệ thì có. Việc này không tăng độ tự tin. Có rất nhiều cách khác để làm điều đó”, bà Bajaj phát biểu.
Trường Ấn Độ từng bị điều tra vì cho học trò đi trên than hồng, thủy tinh vỡ - ảnh 2Một người đàn ông Ấn Độ bế con đi chân trần qua than nóng trong lễ hội Arbain tại thành phố Ahmedabad (Ấn Độ) - Ảnh: Reuters
Sau tranh cãi nảy lửa, các nhà chức trách giáo dục của Ấn Độ cho biết họ đã phát động một cuôc điều tra. “Trọng tâm cuộc điều tra chúng tôi thực hiện chủ yếu để xác định xem trường có được sự cho phép của phụ huynh học sinh hay không”, nhân viên giáo dục K.R. Zanzrukia nói với CNN. Khi đó, các phụ huynh và học sinh tham gia trại hè đã phải tập trung tại trường để hỗ trợ cho nhà chức trách.
K.R. Zanzrukia thừa nhận việc cho học sinh đi qua than hồng, thủy tinh vỡ đã được duy trì thường niên tại nhiều trường học trong nhiều năm. Nhưng sau sự việc ồn ào tại trường Riverdale Academy ở Surat, hầu như thông tin về nó đã không còn xuất hiện khiến người ta cho rằng hoạt động này đã bị tạm thời đình lại trong giới hạn các trường học.
Đi bộ trên than hồng là một nghi thức tôn giáo tồn tại ở nhiều nền văn hóa từ hàng ngàn năm trước nhằm cầu may mắn, sức khỏe, bình an, sức mạnh…
Việc đi chân trần trên thảm thủy tinh và than đang cháy cũng dần phổ biến trong các khóa học phát triển bản thân trên khắp thế giới. Mục đích là để cho chủ thể vượt qua sợ hãi, tăng tự tin... Nhưng hoạt động này không dành cho mọi lừa tuổi và chỉ được thực hiện khi có sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia huấn luyện, người hướng dẫn đã qua đào tạo.

Những ngày qua, trên mạng xã hội ở Việt Nam cũng tranh cãi về chuyện cô giáo cho học sinh tiểu học đi qua thảm rải dày đặc các mảnh thủy tinh để thách thức nỗi sợ, rèn luyện lòng dũng cảm. Điều đáng nói không phải mẩu chuyện chỉ nằm trong trang sách mà nó đã được một trường THCS ở Hà Nội đem ra 'tập huấn' cho học sinh mình. 

Tạ Ban
Theo Independent

>> Đi chân trần lên thảm thủy tinh: Đừng gieo vào trẻ 'ảo tưởng sức mạnh'
>> Ca sĩ Thái Thùy Linh bức xúc với sách tiếng Việt lớp một

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.