Từ scandal Ninh Bình: Bộ mặt giả tạo của bóng đá chuyên nghiệp

15/04/2014 10:39 GMT+7

(TNO) Không chỉ vụ việc 10 cầu thủ Ninh Bình tham gia bán độ đá bóng mà trước đây nhiều lần bóng đá Việt Nam gây bức xúc nhiều cho dư luận và cái cụm từ 'bóng đá chuyên nghiệp' thực chất chỉ mang bộ mặt hoàn hảo giả tạo. Liệu bóng đá Việt Nam đã chuyên nghiệp hẳn chưa hay chỉ là câu nói khoa trương của những 'nhân tài' nhận định?

(TNO) Không chỉ vụ việc 10 cầu thủ Ninh Bình tham gia bán độ đá bóng mà trước đây nhiều lần bóng đá Việt Nam gây bức xúc nhiều cho dư luận và cái cụm từ 'bóng đá chuyên nghiệp' thực chất chỉ mang bộ mặt hoàn hảo giả tạo. Liệu bóng đá Việt Nam đã chuyên nghiệp hẳn chưa hay chỉ là câu nói khoa trương của những 'nhân tài' nhận định?

>> Cộng đồng mạng sục sôi với bài hát 'Kiếp bán độ' về scandal V.Ninh Bình
>> Tiêu cực V.Ninh Bình 2014 lớn hơn vụ U.23 Việt Nam năm 2005
>> Cầu thủ V.Ninh Bình đặt cược 2 tỉ, thắng 800 triệu đồng

 
Không chỉ vụ việc 10 cầu thủ Ninh Bình tham gia bán độ đá bóng mà trước đây nhiều lần bóng đá Việt Nam đã gây bức xúc nhiều cho dư luận - Ảnh: Khả Hòa 

Một thời gian khá dài đặc biệt là gần đây khi nền kinh tế bắt đầu có bước chững lại. Bóng đá Việt Nam dường như cũng tuột dốc theo, không có nhiều thành tích nổi trội chưa có “sao mai” nào để người hâm mộ có thể tin tưởng. Bù lại đó là hàng loạt sự kiện tiêu cực lại gia tăng.

Từ bạo lực sân cỏ, bán độ, cá độ, hút chích... Bóng ma u ám của thể thao đang che phủ bóng đá Việt Nam, dường như không có lối thoát. Đụng chuyện là thay huấn luyện viên, thích thì đá, không thích thì đòi bỏ giải. Không nơi đâu, không một quốc gia nào có thói quen bóng đá “tưng tửng” như chúng ta.

Nên nhớ, chúng ta đã đầu tư khá nhiều cho bóng đá, nhất là bóng đá nam nhưng kết quả đem lại được gì? Ngoài những đồng tiền bẩn thiểu các cầu thủ mang về cất túi riêng.

Vài ba trăm triệu cho một quả penalty sút hỏng, vài ba trăm triệu cho một cái thẻ đỏ ở vòng cấm và vài ba trăm triệu thay thế luôn cả vạn, triệu trái tim. Những điều tưởng chừng không thể họ đã làm tất tay...
Bùi Tâm Đức
Chính thức mà nói từ khi khai mở nền bóng đá Đông Nam Á đến nay đã bao năm chúng ta chưa một lần mang về chiếc cúp vàng SEA Games. Chiếc cúp AFF Suzuki thật ra chỉ tượng trưng cho một sự may mắn nhất thời nó không nói lên điều gì cả. Tại sao và tại sao?

Trong khi hàng vạn người trên khán đài, hàng triệu trái tim luôn dõi theo, luôn mòn mỏi tin tưởng và hy vọng. Hy vọng những người thi đấu trên sân hãy chơi hết sức mình bằng niềm tin, bằng màu cờ sắc áo. Và đáp lại sự trông chờ, sự tin tưởng là gáo nước lạnh khán giả nhận được từ những người mà họ tôn vinh.

Những tình cảm, những trái tim nồng nhiệt của khán giả không là lý tưởng thi đấu của các cầu thủ. Giờ đây tiền là lý tưởng. Vài ba trăm triệu cho một quả penalty sút hỏng, vài ba trăm triệu cho một cái thẻ đỏ ở vòng cấm và vài ba trăm triệu thay thế luôn cả vạn, triệu trái tim. Những điều tưởng chừng không thể họ đã làm tất tay.

Tưởng chừng sau bài học của Văn Quyến, Quốc Vượng ở SEA Games 23 sẽ làm chùn chân cho những kẻ bước đầu có suy nghĩ “bán độ”. Nhưng không! Họ vẫn cứ đâm đầu lao vào vũng bùn lầy dơ bẩn. Không nổi bật trên sân nhưng ngoài đời họ luôn biết cách làm nổi mình.

Từ việc mộng tưởng mình là ngôi sao đến việc bắt chước những trò chơi ngông. Tiêu biểu cho hình thái ngu ngơ ấy là hình ảnh cầu thủ Huy Hoàng “say trong xe”. Cái say đó theo nhận định của nhiều người là say rượu và cũng có thể là say “thuốc”. Kế đó là các án bán độ của cấc cầu thủ khác mà thành phần chủ yếu trong đội tuyển Việt Nam...

Những con người ấy đã đánh mất niềm tin nơi người hâm mộ. Họ đánh mất hình tượng oai hùng của mình trong mắt khán giả. Điều quan trọng hơn cả là họ đã đánh mất chính mình. Nhưng tấm gương sáng lại một lần nữa không được soi sáng, không đủ sức mạnh răn đe khi người khác nhìn vào.

Rồi đây các cầu thủ Ninh Bình sẽ như thế nào và bóng đá Việt Nam sẽ lại loạn ra sao? Vẫn cái lối mòn xưa cũ. Họ biết, họ thấy! Nhưng họ không chịu suy nghĩ không rút ra bài học cho mình để tránh nó ra. Họ cố dấn thân giẫm lên nó lần nữa.

Đến bao giờ nền bóng đá chúng ta mới thật sự chuyên nghiệp và biết đến bao giờ cái chuyên nghiệp ấy nó thật như bản chất của nó trong buổi khai sơ. Hãy cứ mong nó chuyên nghiệp theo hình thái ban đầu của nó, đừng là cái danh hiệu mà người ta nói suông hay tự phong cho chính mình.

Hỡi những linh hồn còn lại của bóng đá Việt Nam hãy yêu bóng đá như chính máu thịt của mình, như chính đam mê lúc bắt đầu lúc ta chưa bị những thứ vật chất tủn mũn ràng buộc. Có vậy nền bóng đá chúng ta sẽ có cơ hội chuyên nghiệp. Bằng không chúng ta mãi là những người bán linh hồn cho đồng tiền mà thôi!

Bùi Tâm Đức
(Khoa Báo chí, Đại học KHXH&NV TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.