Tư vấn mùa thi: Toàn những câu hỏi “hóc búa”

26/03/2007 22:20 GMT+7

Bên cạnh chương trình tư vấn trực tuyến vào chiều thứ ba hằng tuần trên Thanhnien Online, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức đã tiếp tục có mặt với học sinh và phụ huynh trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) và 10 trường THPT tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

TP.HCM:

Lực lượng chuyên viên tư vấn khá hùng hậu gồm các trường ĐH tại khu vực TP.HCM như: ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học xã hội - nhân văn (ĐHQG TP.HCM), ĐH Kinh tế, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH Marketing, ĐH Hoa Sen bất chấp cơn nắng gắt suốt cả buổi sáng chiếu thẳng vào khán đài vẫn say sưa trả lời cả trăm câu hỏi trực tiếp, hàng trăm câu hỏi gửi gắm qua phiếu và khoảng 1 tiếng đồng hồ bị thí sinh trực tiếp "bao vây".

Điểm đặc biệt nhất ở trường Nguyễn Công Trứ là cả học sinh và phụ huynh, giáo viên đều tham gia đặt câu hỏi, thậm chí toàn những câu "hóc búa", sát sườn với thực tế mọi người đang va chạm khi làm hồ sơ, khi cân nhắc chọn trường. Dù chưa bước chân vào các trường ĐH-CĐ nhưng khá nhiều học sinh đã nói lên băn khoăn của mình: "Các trường có bảo đảm việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp ĐH-CĐ hay không?". Băn khoăn này đã được các nhà tuyển dụng từ Công ty First Alliances và Công ty P&G tư vấn, nêu lên những kiến thức và kỹ năng cần thiết mà các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi để các bạn học sinh chuẩn bị ngay từ khi còn đi học. Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA) cũng giới thiệu những cơ hội học tập để các bạn sinh viên tương lai tham gia những hoạt động được thế giới công nhận.

Sau buổi tư vấn, các bạn học sinh trường THPT Nguyễn Công Trứ và phụ huynh còn được tiếp xúc trực tiếp với các trường ĐH-CĐ ở từng phòng riêng để tìm hiểu sâu hơn về các trường, có quyết định phù hợp khi ghi tên trường đăng ký dự thi.

Đà Lạt:

Vào lúc 14 giờ chiều 26.3, chương trình Tư vấn mùa thi đã được truyền hình trực tiếp tại thành phố Đà Lạt với hơn 1.000 học sinh đến từ 10 trường THPT. Một học

Nhiều thí sinh và cả phụ huynh thắc mắc: "Làm hồ sơ như thế nào khi muốn thi vào một trường vừa có ĐH, vừa có cao đẳng? Đồng thời có thể lấy điểm thi của trường này đem đi xét tuyển ở một trường không tổ chức thi tuyển?". Nhà báo Vĩnh Thắng cho biết: "Đây là một tình huống Quy chế tuyển sinh không cho phép! Các em chỉ được chọn 1 trong 2 tình huống: a/ Ghi tên hệ cao đẳng của chính trường mà các em ĐKDT (ghi ở mục số 2) trên mục số 3 của Phiếu ĐKDT. Hoặc b/ Ghi tên trường mà mình xin xét tuyển vào bằng cách mượn điểm thi ở trường ghi tại mục 2. Trường hợp b/ cho thấy, nếu các em có điểm cao hơn so với điểm chuẩn trúng tuyển vào ĐH của trường các em "thi nhờ" thì các em vẫn không được ưu tiên đưa vào danh sách trúng tuyển!".
sinh lo lắng: "Nếu điểm thi ĐH của em dưới điểm sàn thì có cơ hội học đại học không?". Nỗi lo dường như được giải tỏa khi câu trả lời của các nhà tư vấn là: "Bằng nhiều cách, các em hoàn toàn có thể học được ĐH. Các em có thể thi tiếp cao đẳng hoặc nộp hồ sơ vào các trường trung cấp có liên thông lên ĐH".

Nhiều học sinh không có chỗ ngồi vẫn chịu khó đứng tận bên ngoài chăm chú lắng nghe và ghi chép cẩn thận. Có em hỏi: "Cách học để thi trắc nghiệm và tự luận  khác nhau thế nào? Các câu hỏi trắc nghiệm có bằng điểm nhau không?". Chuyên viên tư vấn trả lời: "Cách học thì như nhau, chỉ có cách làm bài khác nhau. Các em cần lưu ý khi thi trắc nghiệm thường có câu hỏi "cài", phải suy xét cẩn thận trước khi làm bài. Thông thường trong một đề thi trắc nghiệm có khoảng 30% câu hỏi khó, nhưng các em đừng quan tâm đề khó hay dễ, cứ bình tĩnh làm bài vì nếu đề khó điểm thấp thì điểm sàn vào các trường cũng thấp theo!". Nhiều học sinh hỏi về cách học "liên thông" từ trung cấp lên CĐ - ĐH đã được các thầy cô giải đáp và hướng dẫn cặn kẽ...

Nhựt Quang - Lâm Viên - Mỹ Quyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.