TNO

Từ vụ sập hầm thuỷ điện: Khủng hoảng và xử lý khủng hoảng

20/12/2014 00:00 GMT+7

(Tin Nóng) Cảm giác lâng lâng vui sướng của người dân cả nước vẫn còn đọng lại cho đến hôm nay sau cuộc giải cứu thành công 12 công nhân bị kẹt trong đường hầm thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo vào 16 giờ 20 ngày 19.12.2014, sau hơn 82 giờ cứu hộ. Thế nhưng phía sau sự kiện thành công này lại còn đó những nỗi lo.

(Tin Nóng) Cảm giác lâng lâng vui sướng của người dân cả nước vẫn còn đọng lại cho đến hôm nay sau cuộc giải cứu thành công 12 công nhân bị kẹt trong đường hầm thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo vào 16 giờ 20 ngày 19.12.2014, sau hơn 82 giờ cứu hộ. Thế nhưng phía sau sự kiện thành công này lại còn đó những nỗi lo.


Công binh đã áp dụng phương pháp “hầm trong cát” để cứu các công nhân mắc kẹt trong hầm thuỷ điện chỉ sau 24 giờ thực hiện - Ảnh: Thanh Niên

Cần phải nhìn nhận các tình huống khủng hoảng hay rủi ro là điều khó tránh khỏi trong mọi xã hội, lĩnh vực, ngành nghề, nhất là với các ngành có nguy cơ rủi ro cao như khai thác hầm mỏ, đào hầm thuỷ điện... Tại đa số các quốc gia phát triển, các ngành nghề này đều có những phương án phòng tránh và xử lý những tình huống khủng hoảng đó.

Thế nhưng qua vụ sập hầm đường thuỷ điện trên, có thể thấy nước ta chưa có sẵn những phương án ấy. Một loạt phương án được đưa ra ngay sau sự cố xảy ra, nhiều phương án bị bác bỏ và sau cùng Ban chỉ huy cứu hộ mới chọn phương án của binh chủng công binh.

Với phương án “hầm trong cát”, cần phải nhìn nhận lại đây là phương án “truyền thống” có từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Một phương án đào hầm thủ công bằng cuốc xẻng và khá mạo hiểm. Chính đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó tham mưu trưởng Binh chủng Công binh, người trực tiếp chỉ huy phương án đào hầm tiếp cận các công nhân trên, cũng thừa nhận rằng đây là phương án đòi hỏi các chiến sĩ công binh ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm, vì khả năng “sụt trượt là rất lớn”. Các chiến sĩ công binh khi bất ngờ phát hiện ngách hầm có khả năng giải cứu các công nhân, họ cũng mạo hiểm không làm kè chống mà vội vã đào để cứu các nạn nhân.

Cuộc giải cứu thành công trọn vẹn 12 công nhân bị kẹt trong hầm sụp làm nức lòng những người theo dõi chiến dịch. Thế nhưng những vấn đề kỹ thuật của nó vẫn nên được đặt ra. Bởi giả sử đó không phải là một ngọn đồi mà là một đường hầm sâu cả mấy trăm mét dưới lòng đất thì liệu phương án đào “hầm trong cát” có khả năng thành công? Và thời gian lúc đó có cho phép chúng ta cân nhắc hoặc “thử sai” các phương án giải cứu?


Các công nhân được giải thoát chiều ngày 19.12.2014 sau gần 82 giờ mắc kẹt trong hầm thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo


Những ngành nghề có độ rủi ro cao như thuỷ điện cần có các phương án xử lý rủi ro - Ảnh: Thanh Niên

Khủng hoảng, rủi ro là điều mà chẳng ai muốn xảy ra. Thế nhưng nó vẫn có thể xảy ra và bản thân nó cũng có những “tác dụng” hữu ích. Ví như đầu tiên là chuyện nối kết lòng người, đánh thức những cảm xúc nhân bản có thể bị ngủ vùi trong một cuộc sống yên ổn. Hơn 750 con người thuộc đủ mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có đến ba vị bộ trưởng, một phó thủ tướng thường trực tham gia chỉ đạo công tác cứu hộ. Chưa kể đến hàng triệu người lo lắng, cầu nguyện cho sinh mạng của 12 con người bị nạn ấy.

Sau nữa là những giải pháp phòng ngừa và đối phó với khủng hoảng tương tự phải được đặt ra. Mọi người hẳn còn nhớ tới bài học của vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) ở TP.HCM vào năm 2002, một vụ cháy gây thiệt hại nặng nề do không có thang cứu hoả đủ cao và không có trực thăng chữa cháy, cứu hộ.

Giải pháp “hậu cứu hộ” có lẽ phải là phải điều tra ngay nguyên nhân của sự cố sập hầm để phòng tránh những tai nạn tương tự, và định hình những phương án giải quyết những tình huống rủi ro khi thi công hầm, mỏ...

Đoàn Đạt

>> Công binh đào ‘hầm trong cát’ giải cứu công nhân trong hầm thuỷ điện
>> Giải cứu thành công 12 công nhân kẹt hầm thuỷ điện trong 82 giờ
>> Việt Nam đủ sức cứu hộ vụ sập hầm thuỷ điện
>> Giải cứu công nhân sập hầm thuỷ điện: Nước đã rút, hầm phụ sắp đào xong
>> Giải cứu công nhân trong hầm thủy điện: Đã khoan đến đoạn hầm bị sập
>> Giải cứu công nhân trong hầm thuỷ điện: Đào thêm đường hầm ngách trái
>> Chạy đua thời gian cứu công nhân kẹt trong hầm thuỷ điện
>> Khoan từ đỉnh đồi xuống hầm để tiếp tế lương thực cho công nhân mắc kẹt
>> Nước trong hầm thuỷ điện bị sập đã dâng hơn 1 m
>> Khoan cọc nhồi cứu 12 người kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo
>> Khẩn trương cứu 12 công nhân kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo
>> Lâm Đồng: Sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo, 12 công nhân mắc kẹt

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.