Nhìn vào nội dung Tuyên bố Bishkek thấy rất rõ sự thiên lệch giữa cụm chủ đề chính trị an ninh và những lĩnh vực hợp tác - liên kết khu vực khác như kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hóa xã hội. Có thể thấy qua đó sự chuyển đổi từ diễn đàn an ninh khu vực thành một tổ chức hợp tác và liên kết chưa hoàn tất. Cho nên đến tận hội nghị cấp cao này, SCO vẫn danh nghĩa nhiều hơn thực chất. Nguyên do ở chỗ việc thực hiện những mục tiêu được đề ra về phương diện hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư vượt quá khả năng của các thành viên. Vì thế, hợp tác chính trị, an ninh khả thi và thuận lợi hơn đối với tất cả thành viên chính thức và quan sát viên.
Trên lĩnh vực này, Hội nghị Bishkek cho thấy SCO có được đồng thuận quan điểm nội bộ. Các thành viên đều có lợi ích chung trong việc gây dựng cho tổ chức vai trò chính trị an ninh khu vực trước những nguy cơ như khủng bố, ly khai và triển vọng tình hình ở Afghanistan sau khi Mỹ rút hết quân vào năm 2014. Đồng thuận cũng còn thể hiện ở sự hậu thuẫn chung của tổ chức dành cho sáng kiến của Nga về Syria cũng như phản đối sử dụng bạo lực, đe dọa bạo lực và bao vây cấm vận Iran. Trong tình trạng ước vọng vẫn vượt quá khả năng thì sự nhất trí nội bộ nói trên không chỉ tích cực mà còn rất quyết định đối với SCO.
La Phù
>> Tổ chức hợp tác Thượng Hải: Tập trung chống khủng bố
>> SCO phản đối can thiệp quân sự vào Trung Đông
>> SCO ủng hộ Nga chống lá chắn tên lửa Mỹ
>> SCO chỉ trích kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ
>> SCO phô trương sức mạnh quân sự
Bình luận (0)