Uống nước trong chai nhựa để lâu ngoài nắng nóng, tốt hay xấu?

Thiên Lan
Thiên Lan
30/09/2019 10:29 GMT+7

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước đóng chai phơi dưới ánh nắng mặt trời? Tốt hay xấu cho sức khỏe ?

Sau đây các chuyên gia sẽ giải thích cho chúng ta biết.
Nước và ánh sáng mặt trời là những thành phần quan trọng cần thiết cho hoạt động hài hòa của cơ thể. Người ta thường nói rằng uống nước tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng năng lượng và làm trẻ hóa cơ thể.
Nhưng, uống nước từ chai nhựa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác động tiêu cực đến cơ thể, theo Boldsky.
Nguyên nhân là do sự hiện diện của hóa chất công nghiệp bisphenol-A hoặc BPA có trong nhựa, có hại cho cơ thể.
BPA được tìm thấy trong các chai polycarbonate - loại nhựa dày, có khả năng chịu lực tốt.
Một tác hại khác đối với nước uống tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là, nó có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại, do nhiệt độ cao từ mặt trời.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food Chemistry, đã điều tra những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đối với các phản ứng hóa học trong nước đóng chai PET. Đây là loại nhựa được sử dụng để đóng gói thực phẩm nhiều nhất. Chai nhựa PET được sử dụng trong công nghệ đóng chai nước lọc hay nước giải khát, nước trái cây.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên nước lọc (nước suối) đóng chai PET và nước có ga. Nước đóng chai được phơi dưới ánh sáng mặt trời và được kiểm tra sau 2 ngày, 6 ngày và 10 ngày.
Kết quả là nước lọc đóng chai PET không gây ra tác hại khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì không phát hiện ra aldehyde, một chất độc đối với cơ thể, theo Boldsky.
Nhưng ngược lại, nước có ga đã phát triển những tác hại nhất định khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì CO2 trong nước có ga thúc đẩy các phản ứng hóa học.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học bang Arizona (Mỹ), cho thấy nhiệt độ cực cao làm tăng sự giải phóng antimony, một chất gây nhiễm độc cho cơ thể, trong chai PET.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ tuyên bố rằng liều cực mạnh của antimon có thể gây độc, theo Boldsky.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sự rò rỉ antimon ở các nhiệt độ khác nhau. Trong mùa hè, nhiệt độ bên trong xe ô tô có thể lên đến 65 độ C, có thể thúc đẩy việc rò rỉ antimon từ chai PET. Nhưng, chỉ một lượng nhỏ antimon trong chai PET được giải phóng vào nước.
Năm 2014, các nhà khoa học đã tìm thấy nồng độ antimon và BPA cao trong chai nước PET ở Trung Quốc. Và vào năm 2016, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy lượng lớn antimon trong chai nước ở Mexico. Đối với cả hai nghiên cứu, nước đã được thử nghiệm trong điều kiện vượt quá 65 độ C, dẫn đến các vấn đề càng tệ hơn.
Theo Hiệp hội Nước đóng chai Quốc tế, nước đóng chai nên được lưu giữ trong điều kiện nhiệt độ phòng, như ở cửa hàng tạp hóa, không quá nóng.
Nước uống từ chai nhựa có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nữa. Vì vậy, để an toàn hơn, tốt nhất là nên uống nước đóng từ chai bằng đồng, thép hoặc thủy tinh, vì chúng có lợi ích sức khỏe nhất định, theo Boldsky.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.