Shop văn nghệ

10/12/2004 22:17 GMT+7

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím. Áo nàng màu tím hoa sim"... Trong ảnh là nhà thơ Hữu Loan (trái) đang ngồi bên một lão nông dân ở miền quê Vân Hoàn (Thanh Hóa) ? Nơi "ngồi" thì đúng (là nơi cụ Loan đang ở). Còn "người ngồi" cạnh nhà thơ trong ảnh thì không phải "lão nông", mà là... nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng từ TP.HCM ra. Nhưng hai người đang nói gì với nhau ?

Theo Shop văn nghệ biết, nhà điêu khắc đã (cùng một công ty luật và sở hữu trí tuệ) tham gia "bàn bạc nối kết" giữa Vitek với tác giả Hữu Loan về việc mua bản quyền bài thơ Màu tím hoa sim 100 triệu đồng (như Thanh Niên số ra ngày 10/12 đã đưa tin). Và chuyển lời của Vitek "nhấn mạnh" với nhà thơ: "Giá trị của thơ không thể tính bằng tiền, dầu là trăm triệu, hoặc hơn nữa; ở đây Công ty Vitek 100% Việt Nam, có những cảm nhận về văn hóa Việt hơn hẳn các đồng nghiệp người nước ngoài, nên quyết định chọn Màu tím hoa sim cho việc khuếch trương thương hiệu của mình, hơn là chọn hoa hậu, cầu thủ. Vì Vitek tin rằng sự sống của tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian, bền vững hơn nhan sắc ngoài đời và siêu sao trên sân cỏ”. (Nguyễn)

Chương Tử Di "đụng độ" Củng Lợi và Dương Tử Quỳnh. Hồi ký của một geisha, bộ phim mang tính sử thi dựa theo nội dung một cuốn tiểu thuyết của Arthur Golden, được sản xuất bởi Hollywood và đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, đã gây nhiều chú ý ở châu Á bởi sự trổ tài của dàn diễn viên nổi tiếng như Chương Tử Di, Củng Lợi và Dương Tử Quỳnh. Các áp-phích của bộ phim đã được tung ra vào ngày 6/12 để chuẩn bị cho sự ra mắt của bộ phim vào cuối năm nay. Đây là lần đầu tiên Chương Tử Di đóng trong một phim của Hollywood, lời thoại bằng tiếng Anh. Hồi ký của một geisha kể lại câu chuyện từ cuộc đời của Nitta Sayuri, một cô gái bị bán làm nô lệ lúc 9 tuổi ở Kyoto năm 1929, sau đó trở thành một trong những geisha nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. (T.A)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.