Cận cảnh quá trình khai quật ngôi mộ cổ ở Bình Định

18/11/2015 19:22 GMT+7

Trong quá trình san lấp mặt bằng tái định cư người dân đã phát hiện một ngôi mộ cổ và nhiều người cho rằng có vàng bạc cổ vật được chôn theo người chết trong mộ.

Trong quá trình san lấp mặt bằng tái định cư người dân đã phát hiện một ngôi mộ cổ và nhiều người cho rằng có vàng bạc cổ vật được chôn theo người chết trong mộ.

Quan tài được đưa lên khỏi mặt đấtQuan tài được đưa lên khỏi mặt đất
Chiều 18.11, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định phối hợp với Hội Khảo cổ học Việt Nam đã có báo cáo sơ bộ về kết quả khai quật khẩn cấp ngôi mộ cổ tại thôn An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định).
Ngôi mộ cổ này được phát hiện trong quá trình san lấp mặt bằng tái định cư của xã Nhơn Phúc vào tháng 10.2015. Ngay sau đó, người dân địa phương có nhiều lời đồn đoán rằng bên trong ngôi mộ có nhiều cổ vật, vàng bạc được chôn theo người chết.
PGS-TS Nguyễn Lân Cường trình bày báo cáo khai quật - Ảnh: Hoàng Trọng
Theo lời kể của người dân, vị trí ngôi mộ cổ tọa lạc trước kia là nghĩa địa, sau này ngôi mộ nằm trong vùng trũng, ruộng rau muống nên bị bồi lấp. Nấm mộ có dạng hình hộp chủ nhật, dài 300 cm, rộng 130 cm, dày 50 cm. Bên dưới có quan tài dài 180 cm, rộng 50 cm, cao 62 cm. Gỗ quan tài có độ dày 7 cm.
PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, người chủ trì đợt khai quật mộ cổ An Thái, thì đây là mộ hợp chất trong quan ngoài quách (quan tài làm bằng gỗ, quách bằng hợp chất vôi, vữa, mật, chất dẻo...).
Thành viên đoàn khảo cổ bắt đầu khai quật ngôi mộ - Ảnh: Hoàng TrọngThành viên đoàn khảo cổ bắt đầu khai quật ngôi mộ
Do nước ngấm vào quan tài nên thi hài trong mộ đã bị phân hủy chỉ còn bộ xương, một số mảnh vải, lụa bị mủn nát, một đôi dép và một đôi hài không còn nguyên vẹn.
Bộ xương trong quan tài được xác định là của một người đàn ông, cơ thể cao 1,57 m, tuổi thọ khoảng 67-70 tuổi. Dựa vào số đo hốc mắt và hốc mũi có nhiều khả năng đây là người Việt.
“Dựa vào cấu trúc của ngôi mộ và đồ tùy táng là đôi dép, theo ý kiến của chúng tôi có nhiều khả năng chủ nhân của ngôi mộ sống vào thế kỷ 19. Chúng tôi biết gần ngôi mộ cổ này còn có 2 ngôi mộ hợp chất khác cũng nằm trong diện giải tỏa mặt bằng. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tiếp tục khai quật theo đúng luật di sản văn hóa”, PGS-TS Nguyễn Lân Cường nói.
Một số hình ảnh về quá trình khai quật mộ cổ ở thôn An Thái do chúng tôi chụp lại từ màn hình:
Quách ngôi mộ nằm sâu dưới lớp đất - Ảnh: Hoàng Trọng
Quách ngôi mộ nằm sâu dưới lớp đất
Kích thước của quách mộ
PGS-TS Nguyễn Lân Cường kiểm tra bề mặt của quách mộ
Quan tài nằm bên trong quách mộ - Ảnh: Hoàng TrọngQuan tài nằm bên trong quách mộ
Quá trình khai quật mộ gặp nhiều khó khăn nhưng có rất đông người dân địa phương đến xem - Ảnh: Hoàng TrọngQuá trình khai quật mộ gặp nhiều khó khăn
 Quật nắp quan tài - Ảnh: Hoàng Trọng Quật nắp quan tài
Bộ hài cốt bên trong quan tài - Ảnh: Hoàng TrọngBộ hài cốt bên trong quan tài
Hộp sọ của bộ hài cốt
Hộp sọ của bộ hài cốt - Ảnh: Hoàng TrọngĐo hốc mắt và hốc mũi bộ hài cốt
Quan sát xương chậu để xác định giới tính người nằm trong quan tài - Ảnh: Hoàng TrọngQuan sát xương chậu để xác định giới tính người nằm trong quan tài
Đôi dép bên trong quan tài - Ảnh: Hoàng TrọngĐôi dép bên trong quan tài
Đôi hài trong quan tài - Ảnh: Hoàng TrọngĐôi hài trong quan tài
hần thân trên của bộ hài cốt - Ảnh: Hoàng TrọngPhần thân trên của bộ hài cốt
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.