Công nhận di sản phi vật thể quốc gia thứ 7 tại Quảng Nam

17/10/2015 06:00 GMT+7

Ngày 16.10, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết trong danh mục các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ VH-TT-DL công bố (theo Quyết định 3465/QĐ-BVHTTDL) có nghệ thuật nói lý - hát lý của đồng bào Cơ tu ở 3 huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam).

Ngày 16.10, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết trong danh mục các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ VH-TT-DL công bố (theo Quyết định 3465/QĐ-BVHTTDL) có nghệ thuật nói lý - hát lý của đồng bào Cơ tu ở 3 huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam).

Hồ sơ về nói lý - hát lý được lập từ năm 2011 - 2012 nhưng đến nay mới được công nhận, trở thành di sản phi vật thể quốc gia thứ 7 tại Quảng Nam (sau nghề dệt thổ cẩm Cơ tu, vũ điệu Tâng tung ya yá, bài chòi, lễ rước cộ Bà chợ Được, hát bả trạo, nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu truyền thống người Cor). Đây là hình thức ứng khẩu của người Cơ tu trong sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, cưới hỏi, giải quyết mâu thuẫn... chủ yếu được lưu giữ thông qua truyền khẩu.
Đợt này, Bộ VH-TT-DL cũng công nhận nhiều di sản phi vật thể quốc gia gồm: kéo co của người Thái (Lai Châu), nghi lễ then của người Tày, người Nùng (ở Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên), hát Soọng cô của người Sán Dìu và nghi lễ Hét khoăn của người Nùng (cùng ở H.Đồng Hỷ, Thái Nguyên), nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (H.Trảng Bàng, Tây Ninh), lễ hội Đền A Sào (Thái Bình), lễ hội Hải Thượng Lãn Ông (Hà Tĩnh), nghệ thuật trình diễn Trống đôi, Cồng ba, Chiêng năm (Phú Yên), hát Sình ca của người Cao Lan (Tuyên Quang), chữ Nôm của người Dao (Lào Cai), lễ cúng rừng Gạ ma do của người Hà Nhì (Lào Cai), lễ cúng rừng Khoi kìm của người Dao đỏ (Lào Cai), nghệ thuật Khèn của người Mông (ở Lào Cai và Hà Giang).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.