Nghĩa của một số 'yếu tố láy' (*)

28/06/2020 08:00 GMT+7

20. Éo trong uốn éo : Éo là một hình vị gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [夭] mà âm Hán Việt hiện hành là yểu, ở đây có nghĩa là “co lại, không duỗi ra được”.

Ngoài éo, yểu [夭] còn có một điệp thức nữa là ẻo trong ẻo lả. Éo/ẻo ↔ yểu thì cũng giống như: yêu [腰] là lưng ↔ eo trong eo ếch, và cả eo biển; yêu [妖] trong yêu đạo [妖道], phép thuật của ma quái; yêu nghiệt [妖孼], tai vạ quái gở ↔ eo trong đã nghèo còn mắc cái eo; yếu [要] trong yếu ách, yếu địa, yếu lộ... ↔ éo trong éo le.
21. Gắm trong gởi gắm: Gởi gắm là điệp thức của từ tổ ký giám [寄監] trong tiếng Hán. Ký giám là “tạm giam vào ngục”, nghĩa đen là “gởi vào ngục”. Ký ↔ gởi/gửi là hiện tượng đã được nhiều người thừa nhận.
22. Ghém trong gói ghém: Ghém hiển nhiên là một từ độc lập mà cái thí dụ quen thuộc có thể được tìm thấy trong danh ngữ cà ghém, một món ăn dân dã khá phổ biến ở miền Bắc.
23. Gò trong gầy gò: là một yếu tố gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [臞,癯] mà âm Hán Việt là , có nghĩa là “gầy”. gầy trong gầy gò cũng giống như [劬] trong cần cù trong gò gẫm. Đây là hai trường hợp đồng dạng từ nguyên học mà thỉnh thoảng chúng tôi có nói đến.
24. Gùng trong gạn gùng: Gùng là một hình vị gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [窮] mà âm Hán Việt hiện hành là cùng, có nghĩa là “truy cứu triệt để”. Về tương quan C/K ↔ G thì chúng tôi từng nêu nhiều lần.
25. Hỏng trong hát hỏng: Hỏng là một hình vị gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [嗊] mà âm Hán Việt hiện hành là hổng, có nghĩa là “hát”. Về tương quan ÔNG ↔ ONG, ta còn có: ông [螉], mà Hán điển (zdic.net) giảng là “ký sinh tại ngưu mã bì thượng đích tiểu phong” [寄生在牛馬皮上的小蜂], nghĩa là “[loài] ong nhỏ sống nhờ trên da của trâu/bò ngựa” ↔ ong trong ong bướm.
26. Hở trong hở hang: Hang là một hình vị Hán Việt ghi bằng chữ [䦭] mà âm Hán Việt hiện hành là hương, cũng đọc hang, có nghĩa là “mở”. Tương quan ƯƠNG ↔ ANG thì có nhiều, mà chúng tôi cũng thường nói đến. Chỉ xin nói thêm cho vui là đường (chất ngọt), xưa trong Nam nói là đàngnhà Đường (tên một triều đại bên Tàu) thì trong Nam cũng nói thành nhà Đàng.
27. Kỳ trong kỳ kèo: Kèo hiển nhiên là một hình vị (có nghĩa). Xin nhớ quy tắc: Nếu một âm tiết hiện diện trong hai cấu trúc khác nhau với cùng một nội dung ngữ nghĩa thì đó là một từ, ít nhất cũng là một hình vị. Kèo không những có mặt trong kỳ kèo mà còn hiện diện cả trong kèo nài. Còn kỳ là một hình vị Hán Việt mà chữ Hán là [祈], có nghĩa gốc là “làm lễ tế thần để cầu xin điều tốt lành”. Ở đây không có yếu tố nào là âm tiết láy của yếu tố nào cả.
--------------------
(*) Tiếp theo bài Nghĩa của một số “yếu tố láy” trên Thanh Niên chủ nhật số ra ngày 21.6.2020)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.