Nhà chế tạo vũ khí huyền thoại: Chế a xít trong rừng

24/12/2015 06:03 GMT+7

Trong kháng chiến, a xít sunfuric là một hóa chất cơ bản, quan trọng cần thiết trong các ngành chế tạo hóa chất. Nhưng ở thời kỳ này, VN bị phong tỏa các mặt cho nên không thể nhập ngoại được các loại hóa chất cơ bản.

Trong kháng chiến, a xít sunfuric là một hóa chất cơ bản, quan trọng cần thiết trong các ngành chế tạo hóa chất. Nhưng ở thời kỳ này, VN bị phong tỏa các mặt cho nên không thể nhập ngoại được các loại hóa chất cơ bản.

Xưởng chế tạo vũ khí Liên khu 3 - Ảnh: T.LXưởng chế tạo vũ khí Liên khu 3 - Ảnh: T.L
Với thành tích chế tạo thành công a xít sunfuric (H2SO4) và lập cả xưởng sản xuất a xít sunfuric nằm bên bờ sông Đáy (thuộc tỉnh Hà Nam), ngày 10.12.1949 Bộ Quốc phòng đã ra Nghị định số 38ND/SV tuyên dương công trạng trong toàn Bộ Quốc phòng đối với ông Trịnh Vân Yên.
Trong kháng chiến, a xít sunfuric là một hóa chất cơ bản, quan trọng cần thiết trong các ngành chế tạo hóa chất. Nhưng ở thời kỳ này, VN bị phong tỏa các mặt cho nên không thể nhập ngoại được các loại hóa chất cơ bản. Còn một số hóa chất cơ bản đã tích trữ trong các bình sành, sứ cũng đã phải mang ra sử dụng. Tích trữ không được nhiều nên có lúc cạn kiệt. Trong khi đó, a xít sunfuric rất cần cho ắc quy ô tô cũng như công nghệ chế tạo dược phẩm…
Năm 1948, Liên khu 3 được thành lập, các điều kiện vật chất mới cho phép thực hiện nhiều ý tưởng lớn lao về sản xuất vũ khí. Liên khu ủy cử ông Trịnh Tam Tỉnh, Liên khu ủy viên, làm Trưởng ban Kinh tế tài chính. Từ đây, ông Trịnh Tam Tỉnh lập ra Công ty Nam Hưng, trong đó có các cơ sở công nghiệp hàng tiêu dùng và cơ sở sản xuất tư liệu sản xuất như khai thác than mỏ Chi Nê, mỏ Đầm Dùn, xưởng a xít sunfuric, xưởng cơ khí…
Từ tháng 3 - 10.1949, ông Trịnh Vân Yên được giao phụ trách sản xuất a xít sunfuric dự trữ cho việc chế tạo thuốc nổ lôi quản ở Việt Bắc. Ông đã đặt xưởng chế tạo a xít trong khu đồi xóm Tân Lang, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Thời đó khu vực này còn rừng rậm. Trụ sở của xưởng là nhà riêng của ông Phạm Văn Cát, đồng thời là người phụ trách xưởng. Xưởng nằm ven sông Đáy, cách bến Đục Khê chùa Hương Tích vài cây số, vận dụng kinh nghiệm nấu a xít lò nhỏ kết hợp với kỹ thuật tiên tiến.
Chồng chum thay buồng chì
Việc bố trí cũng được ông Trịnh Vân Yên thiết kế đảm bảo an toàn. Xưởng nằm như nhà dân bản, phải qua sông Đáy mới vào được chân đồi, qua chân đồi mới vào xưởng. Khi sản xuất, ống khói nhả khói có hơi a xít ra ngoài gần ngọn quả đồi, nhờ vậy tránh được sự truy kích của địch.
Năm 1976, kỹ sư Đặng Trần Cảnh, một chuyên gia hóa học tham gia điều chế a xít, đã viết về hoạt động này như sau: “Để thay cho buồng chì, cái mà chúng tôi biết chắc là không thể nào có được trong tình hình lúc ấy, tôi đề nghị dùng loại chum có men đều và tốt, đem xếp theo những tính toán kỹ để tạo điều kiện tiếp xúc cần thiết giữa SO2 và ô xy lấy từ diêm tiêu ra. Đồng chí Phạm Văn Cát, chủ nhiệm công trình và đồng chí Trịnh Vân Yên, cán bộ kỹ thuật, có kinh nghiệm, hoàn toàn tán thành đề án của tôi”. Về mặt kỹ thuật, ông Trịnh Vân Yên đã sử dụng các chồng chum - thay buồng chì - nối hàng nhau. Tất cả xưởng gồm 20 chồng xếp hàng đôi.
Phía bên kia sông Đáy, xe tăng địch ngày đêm ra oai gầm rú. Máy bay trinh sát ngày đêm tuần tiễu, bay vè vè trên đầu những cán bộ kỹ thuật và công nhân hóa chất đang làm việc. Bên dưới, không khí làm việc của các xưởng a xít vẫn diễn ra như không có chuyện gì.
Một công trình sáng tạo
Bí thư Liên khu ủy Lê Thanh Nghị khi đến thăm xưởng hóa chất ở xóm Tân Lang, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã phải thốt lên: “Thật là một công trình sáng tạo”.
Trong hồi ký, nguyên Phó chủ tịch nước Lê Thanh Nghị viết: “Hệ thống thiết bị nấu a xít ở đây không phải là các máy móc, buồng chì quy mô lớn hiện đại mà là mấy hàng chum sành to và một lò than nhỏ. Các chum sành là buồng ngưng đọng a xít thay cho buồng chì mà ta chưa có khả năng chế tạo. Chum thì có sẵn do các lò chum vùng Quế Quyển (Hà Nam) sản xuất. A xít làm ra có nồng độ khá cao, cô lại có thể dùng cho sản xuất công nghiệp khác. Sản lượng a xít một ngày đêm hơn 100 kg, có thể mở rộng hoặc xây thêm cơ sở sản xuất để có sản lượng nhiều hơn”.
Khi vào sản xuất, xưởng đạt tỷ lệ năng suất khá cao. Với năng suất này, xưởng sản xuất 3 tháng đã đủ sản lượng cần trong cả năm.
Một dịp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn ở Việt Bắc về Liên khu 3 công tác, đến thăm cơ sở a xít này cũng phải ngạc nhiên. Ông đã đi qua một số nước châu Âu, thấy cơ sở a xít của họ trang bị lớn, chiếm một góc thành phố trong khi ở đây anh em công nhân thu lại trong mấy gian nhà lá nhỏ ở khe núi, mà vẫn giữ được chất lượng.
Còn kỹ sư Đặng Trần Cảnh hân hoan: “Chế tạo thành công a xít sunfuric rồi từ đó chế ra nitrit và a xít clohydric đều đạt chất lượng tốt. Fulminat của xưởng làm ra đã góp phần làm cho quả lựu đạn “tự lực cánh sinh” của nhân dân ta nổ mạnh hơn, nhanh hơn, đảm bảo thời gian cần thiết cho dây cháy. Anh em bộ đội, dân quân rất tín nhiệm. Chúng đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng lựu đạn cho cả nước”.
“Chúng tôi đã hoàn thành kế hoạch này (...) toàn diện và rút ngắn được một nửa thời gian, do cách cải tiến phương pháp chế tạo. Thành tích này tôi được Bộ Quốc phòng khen thưởng bằng Nghị định số 38 ND/SV, tuyên dương công trạng trong toàn Bộ Quốc phòng”.
Trích hồi ký Trịnh Vân Yên lưu tại gia đình
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.