Những bức tranh được 'vẽ' bằng... máy khoan

14/02/2017 08:11 GMT+7

Những bức tranh khắc sống động do nghệ sĩ Phạm Khắc Quang thực hiện bằng máy khoan đang được trưng bày tại Viện Goethe (Hà Nội).

Nhiều năm làm việc với tranh khắc gỗ đã giúp Phạm Khắc Quang sáng tạo ra kỹ thuật in tranh phá bản độc đáo. Kỹ thuật này được thực hiện với nhiều màu in nhưng chỉ đổ màu trên một khuôn in. Đặc biệt, người nghệ sĩ dùng chiếc máy khoan với đủ các mũi khoan ở các kích thước to, nhỏ khác nhau để tạo nên những tác phẩm của mình.

Phạm Khắc Quang chia sẻ, trước tiên, anh dùng khoan máy để khắc những khoen tròn lên khuôn in, đổ màu. Sau mỗi lượt màu, người nghệ sĩ tiếp tục dùng khoan máy để xử lý trước khi đổ lượt màu tiếp theo. Cứ như vậy, khuôn in dần dần bị “phá” đi, còn bức tranh sẽ dần dần được hoàn thiện.
Các tác phẩm tạo nên hiệu ứng thị giác đặc biệt, người xem có thể không nhận ra nội dung bức tranh khi đứng gần, nhưng khi đứng từ xa có cảm giác như đang được chiêm ngưỡng những bức ảnh được chụp bằng máy ảnh.

tin liên quan

Xuân Đinh Dậu, gặp gỡ họa sĩ vẽ tranh Gà
Lê Trí Dũng là một cái tên quen thuộc trong giới hội họa, được nhiều người nhắc đến với sự trìu mến, thán phục. Ông là một người lính, một họa sĩ, một nhà văn và cũng là một nhà giáo tâm huyết. Công tác tại trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong nhiều năm, Lê Trí Dũng được nhiều thế hệ sinh viên yêu kính. Với đặc thù là một trường dạy nghệ thuật ứng dụng, khi đứng lớp về chuyên môn, muốn có được cái nhìn nể phục từ sinh viên, lời nói có sức nặng thì người thầy cần có tài hoa thực sự và không ngừng tiến lên trong việc tìm tòi sáng tạo. Lê Trí Dũng là một người thầy giáo như thế.
Mỗi khi xuân về, năm hết tết đến, nhiều người lại mong ngóng, chờ trông những tác phẩm về chủ đề con giáp của năm mới từ người họa sĩ có nét vẽ phóng khoáng, bay bổng này. Năm nay ông vẽ tranh gà, vẽ nhiều lắm, từ giấy dó có điệp , giấy dó không điệp, bìa cứng, mâm gỗ ... Ngót nghét khoảng 100 bức mà lạ thay, chẳng bức nào giống bức nào. Đặc biệt, nhìn vào là thấy tết. Cũng vì vậy rất nhiều tờ báo xuân đã gõ cửa nhà ông để xin hình tranh làm bìa báo.
Trong không khí xuân Đinh Dậu đang về, mời quý độc giả cùng nghe đôi lời tâm sự của họa sĩ Lê Trí Dũng về chủ đề con gà nhé!
Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trong suốt 20 năm, Phạm Khắc Quang đã kiên trì đeo đuổi dòng tranh khắc. Anh làm nhiều công việc khác nhau liên quan đến mỹ thuật để nuôi đam mê của mình. “Cách đây 4 năm, tôi đã có ý tưởng thực hiện tranh khắc bằng kỹ thuật in tranh phá bản. Nhưng phải 2 năm sau mới có thể bắt tay vào thực hiện”, Phạm Khắc Quang chia sẻ. Và phải tới 2 năm sau đó, những tác phẩm của anh mới có thể hoàn thiện.
Phạm Khắc Quang đã có nhiều tác phẩm trưng bày tại các triển lãm trong nước và quốc tế như Trung Quốc, Đan Mạch, Bỉ. Triển lãm Hình của tròn diễn ra tại Viện Goethe (Hà Nội) đến ngày 5.3.2017, giới thiệu những bức chân dung của các thành viên trong gia đình nghệ sĩ Phạm Khắc Quang và cả những phong cảnh quê hương thân quen, gần gũi. Đối với anh, những tác phẩm này đến từ những niềm vui, nỗi buồn mà anh từng trải qua.
Dưới đây là một số tác phẩm của Phạm Khắc Quang tại triển lãm:
tranh-in-khac
Chân dung tác giả - nghệ sĩ Phạm Khắc Quang                        
tranh-in-khac
Tác phẩm Vợ yêu
tranh-in-khac-pha
Phạm Khắc Quang thực hiện nhiều tác phẩm chân dung trong triển lãm lần này
tranh-in
Tác phẩm Sáng sớm
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.