Những đứa con của đất

Vùng hạ lưu sông Thu Bồn, từ Hội An ngược lên hướng tây có những làng cũ nổi tiếng từ thời Dương Văn An viết Ô châu cận lục. Đến triều các chúa Nguyễn Đàng Trong, đây là đoạn sông nối giữa cảng thị Trà Nhiêu đến dinh Chúa bên sông chợ Củi, dinh trấn Thanh Chiêm với các làng nghề nổi tiếng liên quan đến... đất!

Vùng hạ lưu sông Thu Bồn, từ Hội An ngược lên hướng tây có những làng cũ nổi tiếng từ thời Dương Văn An viết Ô châu cận lục. Đến triều các chúa Nguyễn Đàng Trong, đây là đoạn sông nối giữa cảng thị Trà Nhiêu đến dinh Chúa bên sông chợ Củi, dinh trấn Thanh Chiêm với các làng nghề nổi tiếng liên quan đến... đất!

Phù điêu lịch sử làng gốm Thanh Hà - Ảnh: T.Đ.TPhù điêu lịch sử làng gốm Thanh Hà - Ảnh: T.Đ.T
Đất và lửa, là số phận !
Cách đây hơn 20 năm, tôi quen biết Lê Đức Hạ, tuổi con chuột Canh Tý ở một làng nhỏ bên sông Cầu Mống trong ngôi nhà xộc xệch giữa xóm với cái lò nung gốm và những mẫu tượng nữ thần Siva, vũ nữ Trà Kiệu... đồ mỹ nghệ từ đất sét. Nay thì anh đã là một nghệ nhân ưu tú có mặt khắp các triển lãm trong và ngoài nước. Đất nung Lê Đức Hạ giờ đã là một thương hiệu. Thành công này là kết quả của 30 năm “chơi với lửa” như cách nói dí dỏm của anh mỗi lần có ai hỏi. Thật ra, không đơn giản như vậy!
Lê Đức Hạ là con trai của ông giáo Lê Tất, từng là chủ một lò gốm trên vùng đất Tiên Sơn. Hạ theo cha đi khắp đó đây vì mê... vọc đất rồi được ông truyền nghề. Học hết phổ thông, anh lang thang khắp nơi để học hỏi, nghiên cứu, có lúc xin vào làm công nhân không lương ở các lò gốm để học. Kể cả lúc vào bộ đội ở Campuchia, Hạ cũng bị các tượng, tháp ở Angkor mê hoặc. Những giờ rảnh rỗi, anh lang thang khắp xứ chùa tháp, chiêm ngưỡng, đo vẽ, chép lại các mô típ kiến trúc. Về lại quê, anh đến các tháp Chăm ở Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Khương Mỹ... và chuyển thể các mô típ chạm khắc trên đá, trên gạch của người Chăm thành những mẫu phác thảo, làm khuôn cho đất nung.
Về làng làm công viên... đất
Khác với Hạ, Nguyễn Văn Nguyên, một kiến trúc sư của làng gốm Thanh Hà ở ngoại ô Hội An lại trở về làng với ám ảnh... khói đun lò mà anh bị mê hoặc từ nhỏ.
Sinh ra ở làng gốm hơn 400 năm tuổi, Nguyên mang theo những kỷ niệm tuổi thơ từ lò nung gốm, làm gạch ngói của ông nội và bà con trong cái xóm nhỏ Nam Diêu của làng. Giữa kiến trúc, xây dựng, gạch ngói và làng gốm ấu thơ đã quyện vào anh và tạo ra những cảm hứng để anh quay về... Có bao nhiêu vốn liếng, anh đầu tư xây dựng công viên đất nung Thanh Hà ngay trên mảnh đất được coi như hương hỏa giữa làng Nam Diêu...
Tôi đến công viên rộng gần 7.000 m2 này khi nó vừa hoàn tất. Đó là một quần thể kiến trúc toàn bằng gạch và mọi trang trí, trưng bày đều là các chất liệu đất nung. Bảo tàng nghề gốm Thanh Hà, khu nhà trưng bày sản phẩm gốm, khu bán hàng gốm lưu niệm... Tất cả được trưng bày trên những giá đỡ bằng tre với bố cục hiện đại.
Đất làng vì vậy đã được những ngọn lửa tuổi trẻ làm cháy lên những giấc mơ!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.